top-banner-2

Thứ sáu, 21/02/2020, 17:07 GMT+7

Tin tưởng môi giới doanh nghiệp địa ốc 'lao đao'

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 21/02/2020, 17:07 GMT+7

Hợp tác với các sàn giao dịch BĐS là cách làm của nhiều doanh nghiệp địa ốc, để có thể tận dụng được nguồn lực bán hàng mà không mất chi phí tuyển và trả lương nhân viên. Tuy nhiên, mặt trái của cách làm này là nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, các sàn giao dịch có thể vì lợi ích riêng mà “làm liều”, gây ảnh hưởng xấu tới doanh nghiệp. Trường hợp của doanh nhân Bùi Vĩnh Tuấn là ví dụ điển hình.

Yêu thích kinh doanh ngay từ khi còn là sinh viên. Nên sau khi tốt nghiệp, bên cạnh việc giảng dạy công nghệ thông tin tại các trường Cao Đẳng, CEO Bùi Vĩnh Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Boss Land còn mở công ty kinh doanh máy tính. Tuy nhiên, khi công việc đang phát triển thì vụ tai nạn không may xảy ra, khiến anh phải bán công ty để lấy tiền chữa trị.

May mắn, 1 năm sau, anh khỏi bệnh. Nhưng do không còn vốn để xây dựng lại công ty, nên anh phải tìm kiếm cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp khác. Anh từ Đồng Nai lên Bình Dương, xin làm kinh doanh cho 1 công ty BĐS. Chỉ sau vài tháng, anh nhanh chóng lên chức trưởng phòng, rồi giám đốc kinh doanh của công ty. Năm 2016, khi đã tích lũy được kinh nghiệm, vốn và mối quan hệ, anh quyết định khởi nghiệp trở lại. Anh kêu gọi đầu tư và từng bước đi từ dự án nhỏ tới dự án lớn dần.

Cuối năm 2016, thị trường BĐS Đồng Nai sôi động khác thường. Nhờ lợi thế bản địa, hiểu sâu về thị trường và có 1 số nguồn vốn, anh gom được kha khá nguồn hàng. Nhưng vì khách hàng đầu hết đến từ thành phố, nhân sự tại địa phương lại thiếu kinh nghiệm, nên anh quyết định “bắt tay” với các sàn giao dịch BĐS trên thành phố.

Với hơn 1000 cộng tác viên, doanh thu bán hàng tăng đột biến. Tuy nhiên, do “tin tưởng” vào đối tác trung gian, thiếu sự kiểm soát thông tin và truyền thông tới khách hàng, nên rắc rối đã phát sinh. Các cộng tác viên vì muốn chốt đơn hàng, đã cung cấp sai thông tin về sản phẩm, tiến độ bàn giao và điều kiện thanh toán. Hậu quả là sau khi công ty anh đã thanh toán đầy đủ phí hoa hồng cho bên trung gian, hàng trăm khách hàng tìm tới đòi sổ khi mới chỉ thanh toán được 50% hợp đồng. Để tránh ồn ào và mất uy tín, công ty anh phái chấp nhận mất trắng gần 10% giá trị hợp đồng, khiến công ty thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Các cuộc họp cổ đông diễn ra liên tiếp, căng thẳng mà không lối thoát. Trong khi dự án thì vẫn liên tục ra hàng. Nếu tiếp tục bán hàng theo cách cũ, công ty anh sẽ tiếp tục đối mặt với nguy cơ rủi ro tài chính, mất khách hàng và uy tín doanh nghiệp. Nhưng nếu tăng cường kiểm soát chặt chẽ các đơn vị trung gian thì anh có thể mất đối tác và thị trường.

ceo-bui-vinh-tuan-1

Doanh nhân Bùi Vĩnh Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Boss Land

Trong chương trình “ Những câu chuyện thật”, Ông Võ Trí Thành – Nguyên Phó Viện Trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Quản lý Trung ương chia sẻ : “Đây là câu chuyện động chạm tới vấn đề rất cốt lõi, căn cơ của thị trường và kinh doanh. CEO có tài sản, nguồn cung nhưng lại chưa biết chọn đúng vị thế mặc cả trong đàm phán với các đối tác nên khiến CEO mất đi sự kiểm soát. Tuy nhiên, vấn đề gốc rễ hơn của đàm phán, mặc cả là vấn đề mất đối xứng thông tin. Cái mất đối xứng thông tin đầu tiên của CEO là với khách hàng thành phố Hồ Chí Minh, và CEO đã dựa quá nhiều vào lực lượng môi giới. Nhưng sai lầm thứ 2 của CEO là mất đối xứng thông tin giữa CEO và môi giới. Để giải quyết hậu quả, CEO cần thu hẹp bất đối xứng thông tin giữa mình với khách hàng. Nếu chưa đủ nguồn lực thì CEO phải giảm bất đối xứng thông tin giữa CEO và môi giới. Và sử dụng tốt vị thế mặc của mình với lợi thế là có nhiều nguồn hàng mà các đơn vị khác không có ”.

Ông Hoàng Hải Âu – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia, Chủ tịch CLB CEO Chìa khóa thành công chia sẻ: “CEO đang bị mất kiểm soát về mặt thông tin do phát triển quá nóng, trong khi hệ thống quản trị, nhân lực chưa đủ mạnh. Thông thường sẽ có 2 cách để giải quyết vấn đề này, một là co lại, cắt giảm mọi thứ để tồn tại và sau đó, tìm cơ hội phục hồi. Hai là xóa đi làm lại. Trên thực tế, tôi đã nhìn thấy rất nhiều doanh nghiệp nhìn thấy nguy cơ thì vẫn hy vọng là có thể vượt qua được. Sau đó họ vẫn cố gắng làm, duy trì theo cách cũ, và rồi chết hẳn. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp nhìn thấy và chấp nhận thua trên thế cao cờ. Tức là họ chấp nhận setup lại từ đầu. Còn ở đây, tôi lại nhìn thấy CEO đang làm theo cách thứ 3, là lai giữa 2 cách trên. Do là người có kiến thức và có tố chất kinh doanh nên CEO đã chọn cách phù hợp và tối ưu hơn cho mình. CEO thu nhỏ quy mô, trực tiếp ra thị trường với đội ngũ bán hàng để tìm hiểu thị trường. Sau đó quyết định về đổi cuộc chơi.”.

Niềm tin đã bị mất, liệu CEO sẽ làm gì để giải quyết vấn đề?  Kính mời quý độc giả đón xem chương trình “ Những câu chuyện thật” của CEO chìa khóa thành công, số 47: “ Địa ốc thời Công nghệ” cùng sự xuất hiện của doanh nhân Bùi Vĩnh Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Boss Land. Chương trình đã đăng tải trên kênh Youtube CEO- Chìa khóa thành công 2019!

ceo-bui-vinh-tuan-2

Chương trình “Những Câu Chuyện Thật” của CEO – CKTC do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, PwC Việt Nam và Thời trang OWEN.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công 2019 trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

PV

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Tin tưởng môi giới doanh nghiệp địa ốc 'lao đao'

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc