top-banner-2

Thứ sáu, 07/06/2019, 13:51 GMT+7

Vì sao Jack Ma rất 'dị ứng' với tấm bằng MBA?

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ sáu, 07/06/2019, 13:51 GMT+7

Tình cảnh những MBA được hưởng lương cao ngất nhưng lại không đem lại cho Alibaba một hình ảnh mới, Jack Ma đã đưa ra một nguyên tắc quản lý: "Người thích hợp mới là người tài".

jack-ma-tambang-mba

Sai lầm của Jack Ma

Khi mới khởi nghiệp Alibaba, Jack Ma không tin những người cùng ông lập nghiệp có thể làm quản lý cấp cao của các ty, có thể giúp đỡ ông quản lý công việc cấp cao nhất của doanh nghiệp. Ông từng thẳng thắn với đội ngũ sáng lập viên của mình rằng: "Các bạn có thể làm đến quản lý cấp trung, nhưng không thể đảm nhiệm quản lý cấp cao". 

Vì vậy, trong giai đoạn mới thành lập, sau khi nhận được khoản đầu tư trị giá 5 triệu đô la Mỹ, Jack Ma lập tức tuyển dụng một loạt các MBA từ các trường đại học nổi tiếng ở nước ngoài. Jack Ma cho rằng, những MBA này có thể dẫn dắt Alibaba đi đến một tầm cao mới, nhưng không ngờ những tính toán của ông đã sai lầm, trong thực tế quản lý thì đội ngũ "nhân tài MBA" mà ông đã cất công tuyên dụng và đầu tư không biết bao nhiêu tiền này lại không bằng những nhân viên cũ của công ty.

Những "nhân tài MBA" này không ngừng trao đổi với Jack Ma về sách lược, kế hoạch, nhưng trên thực tế lại khó làm Jack Ma hài lòng. Jack Ma nhớ lại từng có một Phó chủ tịch phụ trách kinh doanh đến bàn với ông về một dự án và đưa cho ông xem bản dự toán chi phí của 1 năm. 

 Jack Ma sau khi xem xong giật mình hỏi lại vị phó chủ tịch: "Cái gì? Cần 12 triệu đô la Mỹ? Tôi trong tay hiện chỉ có 5 triệu đô la Mỹ". Vị phó chủ tịch không quan tâm đến vẻ mặt kinh ngạc của Jack Ma, ông nói dự toán kế hoạch kinh doanh của ông không bao giờ dưới 10 triệu đô la Mỹ.

Vì sao Jack Ma rất dị ứng với tấm bằng MBA? - Ảnh 1.

Thành kiến về MBA

Những trường hợp quản lý cấp cao được tuyển dụng từ MBA không bám sát tình hình thực tế không phải là hiếm, họ có thể thao thao bất tuyệt về những kế hoạch có quy mô lớn, nhưng lại không đặt mình vào thực tế để suy nghĩ, như vậy không thể đem lại lợi nhuận cho Alibaba. Một thời gian sau, Jack Ma đã suy nghĩ kĩ vấn đề này, ông dần dần "mời" những vị MBA này rời khỏi công ty, chỉ giữ lại không đến 5% trong số đó tiếp tục làm việc tại Alibaba.

Kể từ đó Jack Ma có thành kiến với MBA, thậm chí trong lần diễn thuyết tại một Học viện Thương mại ông đã nói: "Các vị giáo sư thường nghĩ rằng mình là giỏi nhất, nhưng các vị nghĩ khách hàng của Học viện thương mại là ai? Là những doanh nghiệp và tổ chức tuyển dụng như chúng tôi. Cần phải lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp".

Jack Ma còn nói: "Tôi hy vọng MBA cần điều chỉnh lại giá trị kỳ vọng, MBA thường cho rằng mình là tài giỏi, thế nhưng tài giỏi khi cùng nhau lại không làm được việc gì, khi ở bên cạnh MBA tôi phát hiện ra rằng họ có thể sử dụng thời gian một năm để thảo luận ai sẽ làm CEO, nhưng lại không thảo luận sẽ làm việc". 

Nhìn thấy tình cảnh những MBA được hưởng lương cao ngất nhưng lại không đem lại cho Alibaba một hình ảnh mới, Jack Ma đã đưa ra một nguyên tắc quản lý: "Người thích hợp mới là người tài".

Jack Ma nhớ lại tình hình lúc bấy giờ, ông nói: "Trước tiên tôi thừa nhận là trình độ của tôi kém, nhưng chả nhẽ họ không có gì sai sao? Họ hưởng lương không dưới 100 nghìn nhân dân tệ, toàn thấy nói về chiến lược này nọ, nghe họ thảo luận sôi nổi xong chắc anh sẽ không biết mình sẽ bắt đầu từ đâu".

 Điều khiến Jack Ma đau đầu hơn cả là ông luôn cho rằng thành công của doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn dựa vào nhân tài, của doanh nghiệp vừa dựa vào quản lý và của doanh nghiệp lớn dựa vào làm người. Nhưng đội ngũ MBA này lại đem đến cho ông một ấn tượng khác "những điều cơ bản về lễ phép, sự chuyên nghiệp, tinh thần kinh nghiệp lại rất tệ". Những người như thế liệu có thể dẫn dắt một tập thể hay không? Lúc nào Jack Ma cũng cảm thấy rủi ro đang rình rập, ông biết rằng nếu không sa thải đám MBA này thì Alibaba không sớm thì muộn cũng sẽ phá sản. 

Jack Ma cho rằng về mặt dùng người thì người tài giỏi chưa chắc đã phù hợp với doanh nghiệp mà chỉ cần những người bình thường biết phối hợp cùng nhau cũng có thể làm nên những điều phi thường. 

Vì vậy Jack Ma đã đặt tên cho đội ngũ phát triển của mình là "thầy trò Đường Tăng", "Đường Tăng một vị lãnh đạo luôn đau đáu vì mục tiêu chung của tập thể Tôn Ngộ Không - lúc nào cũng tự cho mình là đúng nhưng lại rất siêng năng cần cù, có năng lực; Trư Bát Giới - tuy lười nhác nhưng lại có tinh thần lạc quan yêu đời; Sa Hòa Thượng - không bao giờ nói về lý tưởng nhưng làm việc đến nơi đến chốn. Vì vậy, bốn người này tạo nên một đội ngũ hoàn thiện nhất Trung Quốc".

Từ đó về sau, trong mỗi lần tuyển dụng nhân sự lựa chọn người thích hợp chứ không chọn người tài giỏi và tin rằng những người bình thường phối hợp cùng nhau sẽ tạo ra những điều phi thường đã trở thành nguyên tắc bất di bất dịch của Alibaba. Chính vì triết lý dùng người không giống ai này đã giúp cho Jack Ma có thể dẫn dắt đội ngũ của mình vượt qua thời kỳ suy thoái của Internet.

Theo Thảo Nguyên (Trí Thức Trẻ)/Cafebiz.vn - 7/6/2019

Link nguồn: http://cafebiz.vn/vi-sao-jack-ma-rat-di-ung-voi-tam-bang-mba-20190607134338283.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vì sao Jack Ma rất 'dị ứng' với tấm bằng MBA?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc