top-banner-2

Thứ sáu, 12/01/2018, 15:51 GMT+7

Khi doanh nghiệp thương mại lấn sang sân sản xuất

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 12/01/2018, 15:51 GMT+7

Khá nhiều doanh nghiệp thương mại, sau một thời gian phát triển, khi có nguồn lực mạnh, thường có xu hướng muốn đầu tư vào sản xuất để không bị phụ thuộc nguồn đầu vào, chắc chân hàng. Tuy nhiên, việc này không phải bao giờ cũng thành công và lộ trình đầu tư như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu là một bài toán khó.

Doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại là loại hình kinh doanh tồn tại song song và dựa vào nhau để cùng phát triển. Nếu doanh nghiệp sản xuất sử dụng nguồn nhân lực, tài lực, vật lực của mình để tạo ra các sản phẩm thì doanh nghiệp thương mại là đơn vị đưa sản phẩm đó lưu thông, mua bán trên thị trường, tiếp cận người tiêu dùng.

Tuy nhiên, trên thực tế thị trường, có không ít doanh nghiệp sản xuất sau một thời gian dài bán hàng thông qua doanh nghiệp thương mại, sau khi được thị trường đón nhận, họ lại có xu hướng tự đi tìm đại lý, tự phân phối sản phẩm của mình, bỏ qua khâu trung gian của doanh nghiệp thương mại.

Đình đám nhất có thể kể đến trường hợp của Công ty Thuỷ Lộc – nhà phân phối độc quyền Shiseido. Công ty này đã gầy dựng Shiseido từ một thương hiệu xa lạ trở thành thương hiệu có tiếng tại thị trường Việt Nam với 68 cửa hàng trên toàn quốc. Sau 15 năm phát triển thương hiệu thành công, năm 2012, Shiseido lại chính thức nói chia tay với Thuỷ Lộc để tự phân phối sản phẩm của mình.

C.T Retail cũng gặp vấn đề tương tự khi trở thành nhà phân phối cho thương hiệu Calvin Klein Jeans (CK) tại Việt Nam. C.T Retail mất 5 năm để gầy dựng thương hiệu này trong lòng người tiêu dùng Việt rồi cũng trở về tay trắng.

Có lẽ những bài học trên đã khiến các doanh nghiệp thương mại sau khi đã phát triển thường có xu hướng đầu tư vào sản xuất để chắc chân hàng. Tuy nhiên, sản xuất là một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với doanh nghiệp thương mại, nên một số doanh nghiệp thương mại lựa chọn đầu tư mua cổ phần doanh nghiệp sản xuất theo hình thức đầu tư tài chính. Một số khác lại quyết định mua lại quyền chi phối hoặc thâu tóm doanh nghiệp sản xuất để chủ động từ gốc tới ngọn.

Vậy lựa chọn nào là tối ưu cho các doanh nghiệp thương mại? Chương trình CEO – Chìa khoá thành công đã đưa vấn đề này vào chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Đầu tư tài chính hay thâu tóm” để tìm câu trả lời. Chương trình phát sóng vào 10h ngày chủ nhật ngày 14/01/2018. Anh Trần Trọng Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty Cổ phần FBL trong vai trò CEO.

ceo-tran-trong-hung-vanhoadoanhnhan

CEO Trần Trọng Hùng - Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty Cổ phần FBL

Bài toán của một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng may mặc, điện tử, thuộc quyền sở hữu 100% của các thành viên trong gia đình. Sau nhiều năm phát triển thành công, DN đã tích luỹ được một lượng vốn tương đối lớn. Các thành viên HĐQT cùng thống nhất sẽ ngừng chia cổ tức để tái đầu tư phát triển kinh doanh.

Tuy nhiên khi lựa chọn phương án đầu tư thì lại có sự bất đồng về chiến lược. Trong khi CEO cho rằng: doanh nghiệp nên tập trung nguồn vốn, nghiên cứu và lựa chọn mua một số công ty sản xuất hàng may mặc có tiềm năng theo hình thức M&A. Thì các cổ đông lại cho rằng: doanh nghiệp chỉ nên đầu tư tài chính, mua cổ phần của một số DN tiềm năng để chia trứng vào nhiều giỏ.

Theo dõi cuộc tranh biện giữa CEO và các cổ đông, nhiều khán giả trên Fanpage CEO – Chìa khóa thành công đã ủng hộ quan điểm của người điều hành.

Bạn Tuệ Nhi cho rằng: “Việc nắm giữ và điều hành, chi phối một doanh nghiệp sẽ an toàn hơn đầu tư tài chính. Bởi các doanh nghiệp Việt hiện nay vẫn còn thiếu tính minh bạch, việc căn cứ vào các thông tin public sẽ khó kiểm chứng được việc doanh nghiệp đó có thực sự “đáng tiền” hay không”.

Bạn Tuấn Long cũng đồng tình với CEO: “Không phải ngẫu nhiên mà việc liên kết, sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp trở thành xu hướng tất yếu hiện nay. Các cổ đông cần có cái nhìn toàn cảnh hơn.”

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại cho rằng: “Mức độ hiểu biết và năng lực quản lý hiện có của CEO và Ban Quản trị về lĩnh vực sản xuất còn rất hạn chế. Nếu mua lại doanh nghiệp mới thì rất khó để kiểm soát và đưa doanh nghiệp đó phát triển.”

Kết quả cuộc tranh biện sẽ ra sao? CEO sẽ thuyết phục các thành viên HĐQT như thế nào? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Đầu tư tài chính hay thâu tóm” vào 10h chủ nhật ngày 14/01/2018.

ceo-tran-trong-hung-vanhoadoanhnhan-3

CEO tranh biện cùng các cổ đông trong chương trình CEO – Chìa khoá thành công, chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Đầu tư tài chính hay thâu tóm”

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

 Thạch Ngọc

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Khi doanh nghiệp thương mại lấn sang sân sản xuất

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc