Kinh doanh đa ngành: Nên hay không? |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ tư, 03/01/2018, 10:53 GMT+7 | |
Sau khi kinh doanh thành công trong lĩnh vực cốt lõi, với mục đích mở rộng thị trường hoặc chớp cơ hội ở những lĩnh vực mới, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư đa ngành. Tuy nhiên cách đầu tư này có có thực sư là hướng đi đúng và mang lại hiệu quả với tất cả các doanh nghiệp? Trong bối cảnh thế giới hội nhập và thay đổi, nhiều doanh nghiệp đã đổi mới chiến lược và vươn ra khỏi lĩnh vực chính để kinh doanh đa ngành, tạo thêm giá trị gia tăng. Liên quan đến đa ngành, không ít doanh nghiệp đã thẳng thắn cho rằng, hễ có cơ hội là nên chớp lấy thời cơ, không nhất thiết cứ phải “giam mình” trong chiếc áo đơn ngành mới dễ thành công. Hơn nữa, kinh doanh cốt lõi không có nghĩa là phải cố định vào một ngành bắt buộc mà ngược lại, chính nó sẽ là điều kiện thuận lợi để phát triển đa ngành nếu doanh nghiệp biết tận dụng tiềm năng sẵn có. Điều quan trọng nhất đối với một DN, đó là kinh doanh làm sao có hiệu quả và thu được lợi nhuận chứ không phải là “đa” hay “đơn”. Bởi thực tế cho thấy, đã có nhiều doanh nghiệp kinh doanh đa ngành rất thành công, có tiềm lực tài chính vững mạnh. Trên thế giới, đó là Virgin, Emirates hay AirAsia… , còn ở Việt Nam là Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group), Tổng công ty Bến Thành, Tổng Công ty V&V Việt Nam, Cty cổ phần cơ điện lạnh (REE)… Tuy nhiên, ở một mặt nhất định, khi doanh nghiệp đầu tư đa ngành ít nhiều sẽ đánh mất lợi thế cạnh tranh, lợi thế so sánh của mình, rất dễ mắc sai lầm do phân tán các nguồn lực và thiếu kinh nghiệm của bộ máy quản lý, việc kiểm soát vốn trong hoạt động đa lĩnh vực rất phức tạp, nếu làm không tốt thì sự thất thoát, lãng phí và khả năng đổ vỡ tài chính, dễ sa vào chiếc bẫy nợ nần hoặc lãng phí nguồn vốn là những nguy cơ có thực. Cụ thể như trường hợp của Mai Linh – một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải taxi. Có giai đoạn, Mai Linh đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau, nhưng sau đó vướng vào nợ nần chồng chất, thua lỗ triền miên. Đến năm 2013, Mai Linh trở lại tập trung hoàn toàn cho kinh doanh taxi cùng với các dịch vụ bảo trì và các hoạt động thương mại, thay vì hàng chục ngành nghề kinh doanh ở hầu khắp các tỉnh thành như trước đó. Hay với Hoàng Anh Gia Lai, từ một tập đoàn đầu tư đa ngành trong nhiều lĩnh vực, Hoàng Anh Gia Lai đã thay đổi chiến lược khi rũ bỏ một nửa các lĩnh vực hoạt động, chỉ tập trung vào ngành chính là nông nghiệp và BĐS. Rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng khác cũng đã từng rơi vào tình trạng điêu đứng do dính vào đa ngành, quên mất trọng tâm kinh doanh của mình như: Vinamilk, Hanoimilk, Trường Hải, PVX, KDC… Chị Đào Hồng Thắm - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng hợp Lâm Khang - tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công trong vai trò là CEO Như vậy, việc kinh doanh đơn ngành hay đa ngành, muốn thành công còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để phân tích sâu hơn về vấn đề này, Chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 đã lên sóng chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình - Đối tác hay tự thân”, với sự tham gia của chị Đào Hồng Thắm - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tổng hợp Lâm Khang trong vai trò là CEO. Chương trình được tiếp nối với câu chuyện tuần trước về một doanh nghiệp gia đình sản xuất và kinh doanh bánh ngọt. Xuất phát từ một của hàng làm bán biscuit đầu những năm 1980. Sau 35 năm phát triển, ngày nay, DN đã trở thành một tên tuổi lớn trên thị trường bakery, sở hữu một chuỗi cửa hàng ở nhiều vị trí đắc địa và đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất ở một khu công nghiệp. Bên cạnh đó, cùng với quy mô phát triển thị trường, nhu cầu và phương thức cung ứng vật tư đầu vào của doanh nghiệp cũng dần thay đổi theo: Từ mua lại vật tư của các nhà nhập khẩu thời kỳ đầu sang nhập trực tiếp. Đến giai đoạn này, với các mối quan hệ kinh doanh và nhu cầu của thị trường, CEO nhận thấy DN có thể mở rộng kinh doanh ra các lĩnh vực xung quanh cốt lõi của doanh nghiệp như: trở thành nhà cung cấp nguyên liệu sản xuất bánh (như bột mì, bơ, sữa, dầu ăn…); mở trường dạy nghề…. Tuy nhiên, khi CEO đưa ý tưởng này ra đã không nhận được sự ủng hộ của các thành viên trong HĐQT, bởi họ e ngại việc chuyển đổi sang kinh doanh đa ngành sẽ kéo theo nhiều rủi ro… Vậy CEO cần phải làm gì để có thể thuyết phục được các cổ đông? Sự vào cuộc của 2 chuyên gia, ông Đinh Hồng Kỳ - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Secoin, Phó Chủ tịch Hội Công nghệ cao TP.HCM, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng và Vật liệu Xây dựng TP.HCM cùng ông Mai Viết Hùng Trân - Phó Tổng Giám đốc Công ty PwC Việt Nam - sẽ từng bước giúp CEO tìm ra được lời giải và hướng đi hợp lý cho DN. CEO Đào Hồng Thắm lắng nghe tư vấn của các chuyên gia trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công (do Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoanggia Media Group thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland) Theo các chuyện gia, việc “nên hay không nên kinh đa ngành…?” hoàn toàn phụ thuộc vào định hướng chiến lược của doanh nghiệp; phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể ( như quá trình hình thành và phát triển của DN cùng những lợi thế so sánh của từng ngành nghề…) Bởi vậy, không thể có một mẫu số chung, một mô hình chung về đa ngành cho tất cả các DN, các tập đoàn kinh tế. Đón xem chương trình CEO – Chìa khóa thành công phát sóng ngày 07/01/2018 trên VTV1, lắng nghe những chia sẻ và góp ý hữu ích của các chuyên gia… sẽ giúp các bạn có được những câu trả lời thỏa đáng.
Trà Mi *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|