top-banner-2

Thứ bảy, 10/10/2015, 10:51 GMT+7

Vì sao đến giờ công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thành công?

Viết bởi An An   
Thứ bảy, 10/10/2015, 10:51 GMT+7

Sự "chưa thành công" của công nghiệp ô tô trong nước sẽ khiến ngành này gặp nhiều thách thức khi VN ký kết TPP, theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long.

Vì sao đến giờ công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thành công?

1 chiếc ô tô "cõng" 4 loại thuế, 10 loại phí

Phát biểu tại Triển lãm Ô tô quốc tế Việt Nam 2015, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam vốn được xem là ngành trọng điểm và luôn được hưởng nhiều ưu đãi nhất trong số các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với những "ưu ái" trên, ngành sản xuất ô tô trong nước lại đang có quy mô khá nhỏ so với các nước trong khu vực.

Theo ông Ngô Trí Long, quy hoạch của ngành ô tô đến nay có thể được đánh giá là chưa thành công hay thực tế là thất bại. Sự thất bại này có nhiều yếu tố trong đó có chính sách đang kìm hãm sức phát triển của ngành công nghiệp ô tô VN.

 Trong khi ngành công nghiệpsản xuất ô tô trong nước được hưởng chính sách bảo hộ rất lớn thì mặt khác, mức thuế suất áp rất cao với mặt hàng ô tô để hạn chế sự phát triển do lo ngại quá tải hệ thống giao thông đường bộ đã khiến Việt Nam tới giờ vẫn chưa có một ngành công nghiệp ô tô đúng nghĩa - chuyên gia Ngô Trí Long nhận định.

Theo đó, một chiếc ô tô tại Việt Nam hiện đang chịu tới 4 loại thuế gồm: Thuế nhập khẩu linh kiện với xe lắp ráp trong nước hoặc thuế nhập khẩu nguyên chiếc, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế giá trị gia tăng, Thuế thu nhập doanh nghiệp

Các loại phí phải đóng khi xe lăn bánh trên đường lên tới 10 loại như phí trước bạ, phí đăng kiểm, phí cấp giấy chứng nhận đảm bảo an toàn kỹ thuật, phí sử dụng đường bộ, phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí bảo hiểm vật chất, thuế, phí xăng dầu, phí thử nghiệm khí thải, tiêu thụ nhiên liệu, phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng.

Ký TPP, thách thức nhiều hơn cơ hội

Cũng vì những nguyên nhân kể trên mà theo chuyên gia Ngô Trí Long, việc Việt Nam ký kết TPP mang đến nhiều thách thức cho ngành công nghiệp ô tô trong nước hơn là cơ hội.

Đồng ý tất cả các hiệp định thương mại tự do đều mang đến cả cơ hội và thách thức khi thị trường mở ra, mang đến sự cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long đánh giá trong điều kiện ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang ở mức yếu nhất trong 12 quốc gia ký hiệp định, điều kiện kinh tế vĩ mô chưa ổn định vững chắc, thách thức sẽ nhiều hơn.

Theo ông Long, khi các hàng rào thuế hạ hết xuống 0%, chỉ còn thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe nhập khẩu. Khi đó, nếu chính sách không hài hòa cân bằng lợi ích giữa thu ngân sách - lợi nhuận của doanh nghiệp và lợi ích của người tiêu dùng, doanh nghiệp sản xuất ô tô của VN không chỉ thua trên sân khách mà còn có thể bại trên chính sân nhà.

Tuy nhiên, chuyên gia Ngô Trí Long cho hay cửa vẫn sáng cho ngành sản xuất lắp ráp ô tô tại VN. Những vấn đề ưu đãi đã chi tiết hơn với từng dự án cụ thể (tập trung phát triển dòng xe cá nhân, giảm mức thuế TTĐB với dòng xe ưu tiên phát triển, tăng thuế với dòng xe tốn nhiên liệu...) chứ không còn ưu đãi đồng đều như trước. Việc lựa chọn sản xuất, lắp ráp hay nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào doanh nghiệp.

Ngoài ra việc giảm thuế giúp giảm giá bán xe , kích cầu thị trường cũng sẽ tác động tích cực tới chính ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Thị trường mở rộng sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất linh kiện, phụ tùng. Từ đó dần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các dòng xe được lắp ráp ở VN - ông Long nhận định.

Theo ttvn.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Vì sao đến giờ công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chưa thành công?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc