7 dấu hiệu tố cáo bạn có thể đã mắc bệnh tiểu đường |
Viết bởi Lê Linh |
Chủ nhật, 01/10/2017, 01:17 GMT+7 |
Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết, tiểu đường chia thành, tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường là gì? Bệnh tiểu đường là loại bệnh rối loạn chuyển hóa với biểu hiện là lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, do các tế bào không thể hấp thụ đường, thiếu hụt hoặc đề kháng với insulin. Tùy thuộc vào yếu tố dẫn đến tăng đường huyết, tiểu đường chia thành tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Khi bạn không bị tiểu đường Tinh bột, đường, sữa và các chế phẩm từ sữa phân hủy thành đường trong dạ dày. Đường ngấm vào trong máu. Lượng đường trong máu ở một thời điểm bất kì giúp bác sĩ xác định chỉ số đường huyết. Một số đường được gan hấp thụ và chuyển hóa thành glycogen, đóng vai trò là một nguồn năng lượng dự trữ khi lượng đường thấp. Khi lượng đường trong máu cao, tuyến tụy sẽ sản xuất insulin. Insulin có nhiệm vụ đưa đường trong máu vào tế bào cơ, tế bào mỡ – nơi glucose được đốt cháy giải phóng năng lượng. Khi bạn không bị tiểu đường, nồng độ insulin tối ưu, quá trình chuyển hóa đường và giải phóng năng lượng diễn ra bình thường. Khi bạn bị tiểu đường Lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Cơ thể không sản xuất insulin hoặc sản suất không đủ lượng insulin, lượng đường trong máu vẫn cao. Chỉ số đường huyết trên 140 mg/dl sau bữa ăn, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số đường huyết trên 200 mg/dl, bạn mắc bệnh tiểu đường. Khi bạn nhịn ăn, gan cũng tiết ra một số đường. Nếu chỉ số đường huyết sau 8 giờ nhịn ăn trên 108 mg/dl, bạn là người tiền tiểu đường, chỉ số này trên 126 mg/dl bạn bị tiểu đường. Tuýp 1 Tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng 5, 10% trong tổng số những người bị bệnh tiểu đường, đối tượng chủ yếu là những người dưới 30. Có những trường hợp mắc bệnh trước 15 tuổi, vì vậy, tiểu đường tuýp 1 còn được gọi là tiểu đường vị thành niên. Số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở nam cao hơn nữ. Tiểu đường tuýp 1 có khả năng di truyền, hệ miễn dịch của cơ thể phá hủy các tế bào beta trong tuyến tụy - tế bào sản xuất insulin. Dẫn đến, đường không được đưa vào các tế bào, tích tụ trong máu, chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường.
Tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở đối tượng dưới 30 tuổi, thậm chí có cả trẻ em
Tuýp 2 Tiểu đường tuýp 2 phổ biến hơn, chiếm khoảng 90% tổng số ca mắc bệnh tiểu đường, đối tượng mắc chủ yếu là trên 40 tuổi. Tuyến tụy sản xuất không đủ insulin hoặc đề kháng với insulin, không cho insulin chuyển đường từ máu vào các tế bào. Béo phì, đặc biệt là nội tạng nhiễm mỡ, ức chế khả năng liên kết của insulin và tế bào. Cơ thể không vận động – các cơ ít hoạt động – không tiêu hao hết lượng đường trong cơ thể.
Những người béo phì có nguy cơ mắc tiểu đường cao
Tiểu đường thai kì Thông thường, lượng đường trong máu tăng cao vào 3 tháng cuối thai kì. Tình trạng này được gọi là tiểu đường thai kì, trong một số trường hợp có thể dẫn đến tiểu đường tuýp 2. Với phụ nữ mang thai, muốn tránh mắc tiểu đường thai kì thì nên thường xuyên tập luyện các bài tập thể dục phù hợp với phụ nữ mang thai. Dấu hiệu của tiểu đường Dấu hiệu của tiểu đường týp 1 và týp 2 tương tự nhau vì đều có lượng đường trong máu cao - tăng đường huyết. Triệu chứng của tiểu đường tuýp 1 xuất hiện nhanh, tiểu đường tuýp 2 diễn tiến âm thầm và phải mất nhiều năm mới biểu hiện rõ ràng. 1. Đi tiểu thường xuyên Các tế bào không thể hấp thụ được đường, thận phải cố gắng đào thải đường. Do đó, bạn sẽ phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và có thể đi hơn 5 lít nước tiểu mỗi ngày. Việc này xảy ra ngay cả vào ban đêm, khiến bạn phải thức dạy vào ban đêm để đi tiểu - gọi là chứng tiểu đêm. Tình trạng này lâu ngày có thể ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Đi tiểu thường xuyên ảnh hưởng đến chức năng của thận
2. Bộ phận sinh dục bị sưng và nhiễm nấm Lượng đường trong nước tiểu cao khiến bộ phận sinh dục có thể dễ bị nhiễm nấm, dẫn đến sưng và ngứa. 3. Khát nước Cơ thể mất nước do đi tiểu thường xuyên, bạn có thể luôn cảm thấy khát và phải uống nhiều nước để bù lại. 4. Mệt mỏi và hôn mê Vì các tế bào không thể hấp thụ đường nên tế bào không thể giải phóng năng lượng, khiến bạn có thể cảm thấy kiệt sức. 5. Giảm cân Cơ thể không thể đốt cháy đường, nó sẽ đốt cháy chất béo và cơ bắp, kích hoạt việc giảm cân và mất cơ bắp.
(Ảnh minh họa)
6. Vết thương lâu lành Bệnh tiểu đường làm giảm số lượng và khả năng của các tế bào gốc của tế bào nội mô (EPCs) – làm lành mạch máu và vết thương hở. 7. Mắt mờ, mất thị lực Chỉ số đường huyết tăng có thể làm giác mạc chảy nước và sưng. Hình dáng của giác mạc bị thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung của mắt. Đây chính là tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường. Sau nhiều năm tăng đường huyết, các mạch máu trong võng mạc yếu và mỏng đi và mọng mắt phồng lên gọi là phình vi mạch, tiết ra dịch. Dịch này rò rỉ vào trung tâm võng mạc có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.
Tiểu đường ảnh hưởng đến võng mạc, giác mạc
Bạn có thể kiểm soát được bệnh tiểu đường không? Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng có thể dễ dàng kiếm soát. Tiểu đường tuýp 2 có thể kiếm soát bằng chế độ ăn ít đường, ít chất béo, tập luyện thường xuyên, các loại thuốc. Tiểu đường tuýp 1 kiểm soát bằng việc tiêm insulin. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 cần phải cẩn thận nhiều hơn, tránh trường hợp lượng đường trong máu thấp hơn bình thường, dẫn đến hạ đường huyết, nghiêm trọng có thể dẫn đến co giật và ngất xỉu. Tình trạng nhiễm toan xeton do bệnh tiểu đường Một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là tình trạng nhiễm toan xeton, một bệnh cấp tính và thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 nhiều hơn so với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tình trạng này xuất hiện khi thiếu đường, các axit béo và protein bị phân hủy tạo ra các xeton axit. Khi nồng độ xeton trong máu và nước tiểu cao hơn mức bình thường, nồng độ axit trong máu tăng lên. Trong 24 giờ, nếu triệu chứng dưới đây phát triển và diễn tiến trầm trọng thì bạn nên đến gặp bác sĩ: - Mất cảm giác thèm ăn - Hơi thở mùi trái cây - Buồn nôn hoặc nôn mửa - Đau bụng - Thân nhiệt tăng - Cơ cứng cơ và chuột rút - Kiệt sức Thận trọng và nên đi kiểm tra sức khỏe Nếu có những triệu chứng cảnh báo bệnh thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời sẽ kéo dài cuộc sống. Ăn uống lành mạnh, hoạt động thường xuyên Theo Mai Trần - ttvn.vn - 30/9/2017 Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|