Sắp tới ngân hàng sẽ rót tiền vào lĩnh vực kinh doanh nào? |
Viết bởi ducanh |
Thứ năm, 18/05/2017, 09:15 GMT+7 |
Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, DNNVV.
Muốn doanh nghiệp phát triển thì việc có được một hệ thống tài chính đủ mạnh để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp là điều rất cần thiết. Hôm nay, tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã có những chia sẻ về hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của NHNN nói riêng và toàn bộ hệ thống tài chính nói chung. Theo ông Hưng, điều then chốt nhất trong những nỗ lực tạo ra được một môi trường kinh doanh lành mạnh, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trong thời gian qua là việc Chính phủ đã điều hành rất quyết liệt, kiên định để nền kinh tế đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát thành công lạm phát. "Điểm quan trọng nhất trong các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian vừa qua là sự kiên định của Chính phủ và sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng và Chính phủ trong việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Đây là điểm mà chúng tôi cho rằng là then chốt nhất trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển" - ông Hưng mở đầu bài phát biểu của mình Vị Thống đốc NHNN tiết lộ rằng chính những nỗ lực trên đã giúp Việt Nam 'lọt vào mắt xanh' của các tổ chức quốc tế. Mới đây, việc Tổ chức xếp hạng tín dụng Moody nâng triển vọng kinh tế Việt Nam từ mức ổn định lên mức tích cực chính là minh chứng cho các đánh giá cao mà tổ chức này đặt vào Việt Nam. Một nền kinh tế có sự ổn định sẽ giúp các Ngân hàng dễ dàng cho vay ra, giúp cho dòng chảy vốn vào các doanh nghiệp được dồi dào hơn. Thực hiện Nghị quyết 35 của Chính phủ, hệ thống Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua cũng đã có những chỉ đạo hết sức cụ thể và quyết liệt, tập trung chủ yếu vào tín dụng, cung ứng vốn cho doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước thời gian vừa qua đã thực hiện rất đồng bộ các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng có hiệu quả. Hiện, hệ thống Ngân hàng cung ứng tới 40% vốn cho nền kinh tế. Cơ cấu tín dụng hiện tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, với tỷ trọng 80% vốn cung ứng cho nền kinh tế là vào khu vực sản xuất kinh doanh và những lĩnh vực ưu tiên. Trong đó, tín dụng đặc biệt được đẩy cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, chiếm khoảng gần 20% tổng dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng. Tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 22% tổng dư nợ của nền kinh tế. Về tín dụng trung và dài hạn thì có tỷ trọng dự nợ của toàn hệ thống ngân hàng chiếm khoảng từ 53 -55% tổng dư nợ. Trong khi đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn chỉ chiếm từ 13 - 15%, tập trung vốn vào những lĩnh vực ưu tiên. Thống đốc Lê Minh Hưng cũng cho biết hoạt động tín dụng đã đạt được những kết quả tích cực, tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt 18,25%. Năm 2017, tín dụng tăng trưởng tốt ngay từ đầu năm; đến cuối tháng 4/2017, tín dụng tăng 5,76% so với cuối năm 2016, cao hơn so với cùng kỳ các năm gần đây; trong đó tín dụng VND tăng 5,87% và tín dụng ngoại tệ tăng 4,64%. Trong thời gian tới, ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục tập trung vốn vào lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên, trong đó đặc biệt là các dự án hiệu quả, các doanh nghiệp, dự án đầu tư có chiều sâu, ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm thương hiệu Việt Nam cạnh tranh được trong khu vực và thị trường thế giới; các doanh nghiệp sản xuất theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp sạch, các doanh nghiệp khởi nghiệp, DNNVV. Đồng thời, NHNN sẽ tiếp tục nghiên cứu, đổi mới cách thức cấp tín dụng theo hướng có sự chọn lọc ưu tiên phân loại doanh nghiệp góp phần vào các chương trình tái cơ cấu sản xuất. Mặc dù ngành Ngân hàng đã rất tích cực huy động vốn để đáp ứng cho nền kinh tế, một phần lớn nguồn lục nền kinh tế vẫn chưa được khai thông, nằm tại các khoản nợ xấu, các tài sản đảm bảo của các khoản vay chưa được xử lý. Nếu trong tương lai, câu chuyện dai dẳng về nợ xấu được Những kết quả từ sự điều hành quyết liệt, kiên định, đúng định hướng của Chính phủ là yếu tố rất quan trọng để chúng ta trong thời gian vừa qua kiểm soát được lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đây là điểm mà chúng tôi cho rằng là then chốt nhất trong việc xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh và hỗ trợ cho doanh nghiệp phát triển. Theo Vượng Lê - ttvn.vn - 17/5/2017 Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|