Đây là 4 ngành dễ gọi vốn đầu tư nhất tại Việt Nam năm 2017 |
Viết bởi ducanh |
Thứ ba, 09/05/2017, 10:47 GMT+7 |
Hãng Grant Thornton cho biết làn sóng đầu tư tư nhân vào Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục nở rộ trong năm nay. Cuộc khảo sát với của hãng tư vấn Grant Thornton thực hiện tháng 3 vừa qua cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ tiến triển tích cực hơn. Làn sóng đầu tư tư nhân vào Việt Nam hứa hẹn sẽ tiếp tục nở rộ trong năm nay với 3 ngành hấp dẫn nhất gồm Thực phẩm và đồ uống, Bán lẻ, Y tế và dược phẩm. Ngành "Thực phẩm và Đồ uống" cùng với ngành "Bán lẻ" tiếp tục giữ vị trí hai ngành hấp dẫn đầu tư hàng đầu. Với 53% ý kiến "Rất hấp dẫn", ngành "Thực phẩm và Đồ uống" là ngành hấp dẫn đầu tư nhất. Ngành "Bán lẻ" được 49% đối tượng khảo sát tin rằng là ngành sẽ duy trì sự tăng trưởng mạnh và thu thu hút nhà đầu tư trong năm tới. Hiện nay với dân số 94,9 triệu và sự phát triển nhanh của tầng lớp trung lưu, cùng với ảnh hưởng của văn hóa và lối sống phương Tây, ngành "Thực phẩm và Đồ uống" dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng nhanh và đón nhận dòng vốn đầu tư lớn từ nước ngoài. Golden Gate là một trong những ví dụ thành công về đầu tư tư nhân trong lĩnh vực này. Với nguồn vốn từ MEF II từ tháng 4 năm 2008, sau 8 năm 150 nhà hàng và 19 thương hiệu thuộc sở hữu của công ty Golden Gate đã có mặt trên toàn quốc. Hơn nữa, công ty hứa hẹn sẽ dẫn đầu thị trường với mục tiêu 400 nhà hàng vào năm 2018. Ngành "Bán lẻ" giữ vững vị trí thứ hai. Bên cạnh sự phát triển của thương mại điện tử, các chuỗi cửa hàng bán lẻ, kênh phân phối, văn hóa và thói quen mua sắm của khách hang đang phát triển nhanh chóng, thu hút được sự chú ý của những ông trùm trong lĩnh vực bán lẻ quốc tế như Emart, AEON, Big C, Lotte và 7-Eleven tham gia vào thị trường Việt Nam qua các hợp đồng nhượng quyền. Ở vị trí thứ 3, "Y tế & Dược phẩm" được cho là rất thu hút đầu tư với 38% ý kiến đánh giá "Rất hấp dẫn", tương tự với kết quả từ cuộc khảo sát trước. Nghiên cứu của BMI ghi nhận sự tăng trưởng mạnh trong chi tiêu cho ngành "Y tế & Dược phẩm". Chỉ riêng lĩnh vực "Dược phẩm", mức chi tiêu tăng từ 92,5 nghìn tỷ VND (4,2 tỷ USD) trong năm 2015 lên đến 105,6 nghìn tỷ VND (4,7 tỷ VND) trong năm 2016; trong khi đó, ở lĩnh vực "Y tế", mức chi tiêu tăng rõ rệt từ 304,3 nghìn tỷ VND (13,9 tỷ USD) trong năm 2015 lên đến 333,6 nghìn tỷ VND (14,9 tỷ VND) trong năm 2016. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe hiện đang nhận được sự quan tâm lớn vì vậy rất có tiềm năng cho các doanh nghiệp đa quốc gia chuyên về lĩnh vực y tế và sức khỏe để đầu tư dài hạn. Chỉ số Rủi ro về Dược phẩm của Việt Nam là 48,3 điểm trên 100, xếp ở vị trí 13 trên 20 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương về mức độ hấp dẫn những nhà đầu tư về lĩnh vực dược phẩm. Sự hấp dẫn của "Vận chuyển & Kho vận" đã tăng vượt bậc khi lượng ý kiến "Rất hấp dẫn" từ các thành viên tham gia khảo sát tăng 7% so với kết quả khảo sát trước, lên tới 38%. Trong những năm gần đây, ngành này đã chứng minh được vị trí quan trọng của mình trong môi trường kinh doanh của Việt Nam, đóng góp 20,9% vào tổng GDP với khoảng 1300 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực này, đa số cung cấp các dịch vụ 1PL hoặc 2PL. Tuy nhiên, trên bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực quốc gia về Logistics, Việt Nam chỉ dừng ở vị trí thứ 64. Theo Hiệp Hội Doanh Nghiệp Dịch Vụ Logistics Việt Nam, có nhiều rào cản cho ngành "Vận chuyển & Kho vận" phát triển, chẳng hạn về hạ tầng giao thông, công nghệ, quy trình thủ tục hải quan phức tạp, thiếu công suất, chi phí vận hành cao, hoạt động chức năng và sự phối hợp giữa các công ty trong nước còn kém. Ngoài ra, cạnh tranh yếu kém với các công ty nước ngoài cũng dẫn đến quan ngại về khả năng tăng trưởng của ngành. Theo ghi nhận, chi tiêu mỗi năm cho ngành vào mức trung bình khoảng 37-40 tỷ USD, trong khi đó có đến 30-35 tỷ USD chảy vào túi các doanh nghiệp nước ngoài. Những cản trở về hệ thống hạ tầng giao thông, và dịch vụ vận tải đang đặt lên những rào cản cho sự phát triển của ngành này. Theo Thảo Nguyên - ttvn.vn - 9/5/2017 Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|