top-banner-2

Thứ tư, 29/11/2023, 07:49 GMT+7

Câu chuyện trở thành cô giáo chữa nói ngọng đầy xúc động của Đàm Thị Loan

Viết bởi Hà Phương   
Thứ tư, 29/11/2023, 07:49 GMT+7

Cô Đàm Thị Loan hiện được nhiều phụ huynh học sinh quý mến vì nỗ lực chữa giọng nói ngọng cho trẻ. Cô cũng là thành viên của Trung tâm Tiếng Việt, Câu lạc bộ “Giọng nói quyền năng" toàn quốc.

Cô Đàm Thị Loan thuộc thế hệ 8X, nhiệt huyết hoạt động cộng đồng. Cô xuất thân từ ngành Công tác xã hội của Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn. Sau khi tốt nghiệp, trải qua một thời gian làm việc và xây dựng gia đình riêng, cô Loan có hai bé. Sau khi có con, cô ý thức việc giáo dục sớm cho trẻ rất quan trọng với sự trưởng thành của con sau này nên tìm hiểu khá nhiều về giáo dục sớm cho trẻ. 

cau-chuyen-tro-thanh-co-giao-chua-noi-ngong-day-xuc-dong-cua-dam-thi-loan-vanhoadoanhnhan-5

Cô giáo Đàm Thị Loan

Đặc biệt, với tình yêu thương của một người mẹ, cô càng nhận rõ vai trò của tình yêu thương của cha mẹ với con cái, vai trò của việc giáo dục và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho con. Từ đó, cô đã dạy con biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh, yêu thương cả loài vật bé nhỏ và cỏ cây hoa lá.

“Đặc biệt là mình quan tâm đến việc đồng hành cùng con trong việc tự học tiếng Anh. Với điều kiện kinh tế ở quê, hầu như các con không được tiếp xúc với tiếng Anh từ bé và khả năng học tiếng Anh rất hạn chế. Để khắc phục tình trạng đó, mình đã đồng hành cùng các con và giờ đây con đã tự tin nói tiếng Anh lưu loát và học tập cũng rất tiến bộ!”, cô Loan tâm sự.

 cau-chuyen-tro-thanh-co-giao-chua-noi-ngong-day-xuc-dong-cua-dam-thi-loan-vanhoadoanhnhan-2

Cô giáo Đàm Thị Loan cùng bà Teresa Thanh Nga

Trong quá trình đồng hành cùng con, cô Loan cũng đã quan tâm tới trẻ em trong làng. Cô nhận thấy các con thiếu thốn rất nhiều vì ít được sự quan tâm của cha mẹ. Cô cho biết vì hầu hết cha mẹ các con đi làm công nhân, lại tăng ca đến tối khuya. Vì vậy, khi có dịp gặp phụ huynh, cô hay tâm sự và lan tỏa cách quan tâm tới con cái như thế nào trong cuộc sống bộn bề hiện tại để các con vừa có được nhiều tình cảm của cha mẹ hơn, lại vừa tự tin trong học tập.

 cau-chuyen-tro-thanh-co-giao-chua-noi-ngong-day-xuc-dong-cua-dam-thi-loan-vanhoadoanhnhan-4

Cô giáo Đàm Thị Loan cùng các thành viên Câu lạc bộ Quyền năng giọng nói toàn quốc

Cũng trong những lần tiếp xúc với các bé xung quanh, cô Loan nhận thấy các con bị ngọng rất nhiều. Điều đó ảnh hưởng đến giao tiếp, sự tự tin và đặc biệt ảnh hưởng đến quá trình học tập của các con. “Với niềm đam mê giáo dục, cộng với tình yêu trẻ, nên mình muốn làm gì đó để giúp các con, giúp các con nâng cao sự tự tin trong giao tiếp và trong học tập, đồng thời cũng gắn kết các phụ huynh với con cái hơn, hiểu con hơn.”, cô Loan chia sẻ. Bắt đầu từ đó, cô trở thành một cô giáo chữa giọng nói ngọng.

 cau-chuyen-tro-thanh-co-giao-chua-noi-ngong-day-xuc-dong-cua-dam-thi-loan-vanhoadoanhnhan-1

“Vì có những đứa trẻ ngọng rất nặng. Có khi bố mẹ cũng không hiểu con nói gì. Ngược lại, con trẻ khi thấy bố mẹ và người thân không hiểu được mình thì bé giận và không muốn nói nữa. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sự gắn kết giữa con cái và ông bà bố mẹ. Nên mình đã đến với nghề chữa ngọng một cách tự nhiên như thế, vì mình muốn trao giá trị gắn kết giữa cha mẹ và con cái, để trẻ có sự tự tin trong cuộc sống và trong học tập”, cô Loan cho biết.

Cũng với mục đích học hỏi, rèn luyện để giúp các bé chữa ngọng nên cô tham gia Trung tâm Tiếng Việt, Câu lạc bộ Quyền năng giọng nói toàn quốc. Trung tâm Tiếng Việt - Câu lạc bộ "Giọng nói quyền năng" toàn quốc, trực thuộc Viện Trí Việt (IVM), được thai nghén nhiều năm qua và vừa được ra mắt vào ngày 28/11 tại Hà Nội. Câu lạc bộ do bà Teresa Thanh Nga làm giám đốc.

 cau-chuyen-tro-thanh-co-giao-chua-noi-ngong-day-xuc-dong-cua-dam-thi-loan-vanhoadoanhnhan-4

Trung tâm Tiếng Việt được thành lập với mục đích chính là góp phần vào việc giữ gìn và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Đồng thời mong muốn tạo ra một môi trường học tập và giao lưu sôi động, giúp mọi người hiểu rõ hơn về giá trị, hồn cốt và cái đẹp của ngôn ngữ dân tộc. Giữ gìn tiếng Việt cũng đồng nghĩa với việc bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền, và làm giàu thêm tinh thần yêu nước.

Trung tâm Tiếng Việt đặt ra một triển vọng rộng lớn khi nhấn mạnh rằng việc sử dụng thành thạo tiếng Việt, cũng sẽ giúp người học ngoại ngữ một cách hiệu quả hơn. Sự thành thạo trong ngôn ngữ dân tộc là một kỹ năng, cũng là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự hiểu biết đa chiều, và là cơ hội để lan tỏa văn hóa Việt Nam đến với thế giới.

 cau-chuyen-tro-thanh-co-giao-chua-noi-ngong-day-xuc-dong-cua-dam-thi-loan-vanhoadoanhnhan-3

Hơn nữa, “Mình tham gia CLB giọng nói quyền năng đầu tiên với mục đích rèn luyện học hỏi, trau dồi về giọng nói để có giọng nói đúng, chuẩn vùng miền, cao hơn là muốn có một giọng nói đẹp hơn, sang hơn, muốn truyền tải giá trị của nghề chữa ngọng của mình đến với mọi người. Và muốn giúp người khác cũng có được giọng nói đẹp, hay, có cảm xúc để tự tin hơn, thành công hơn trong cuộc sống.”, cô Loan chia sẻ.

“Mình đang hỗ trợ đảm nhiệm công việc thúc đẩy, động viên các thành viên trong CLB tham gia các phong trào rèn luyện giọng nói, tìm bài luyện giọng phù hợp đi từ dễ đến khó. Sau đó gửi video luyện mẫu cho mọi người tham khảo, cùng các thành viên khác sửa bài cho các thành viên mới. Hi vọng trong thời gian sắp tới CLB sẽ ngày một phát triển hơn về số lượng và chất lượng.”, cô Loan tâm sự.

Chia sẻ về cô giáo Loan, bà Teresa Thanh Nga (Giám đốc Trung tâm Tiếng Việt) cho biết: “Cô giáo Loan tràn đầy tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ, đặc biệt lĩnh vực chữa ngọng cho trẻ em. Với đam mê và tâm huyết giúp đỡ cho trẻ em Việt Nam nói đúng và hay tiếng Việt, cô Loan rất xứng đáng đứng trong hàng ngũ chuyên gia của Trung tâm tiếng Việt.”

Jiulia Nguyễn

*Theo Ấn phẩm Kết nối Doanh nhân


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Câu chuyện trở thành cô giáo chữa nói ngọng đầy xúc động của Đàm Thị Loan

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc