top-banner-2

Thứ năm, 27/05/2021, 15:36 GMT+7

Bi kịch người trưởng thành: Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống

Viết bởi Đức Lợi   
Thứ năm, 27/05/2021, 15:36 GMT+7

Chúng ta vẫn thường hay nhầm lẫn giữa tham công tiếc việc (Workaholic) và làm việc chăm chỉ. Người làm việc chăm chỉ coi công việc là một phần của cuộc sống còn người tham công tiếc việc coi công việc là cả cuộc sống.

Bi kịch người trưởng thành: Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống

Workaholic là cụm từ dùng để chỉ những "người của công việc", họ làm việc không ngừng nghĩ và thậm chí hy sinh cuộc sống, thú vui cá nhân cho công việc. thực sự gắn bó với công việc đang làm, dù họ thích hay không thích công việc đó hay dù họ có áp lực thế nào đi nữa. 

Nếu bạn từng xem bộ phim kinh điển "The Devil Wears Prada" chắc không còn xa lạ với lối sống này. Một cuộc sống chỉ có công việc 24/24 đều dùng tâm trí nghĩ về công việc. Vậy nên, họ thường trải qua cảm xúc tiêu cực như lo lắng và tội lỗi khi không làm việc. Điều này cũng khiến họ quay cuồng trong công việc, dần dần xa rời khỏi các mối quan hệ như gia đình, người thân, bạn bè và kể cả chính bản thân mình. 

Cuộc sống cá nhân là thứ "xa xỉ" với những người có lối sống workaholic

Nhịp độ làm việc xuyên suốt, việc làm và việc làm, không có thời gian để nghĩ đến bất kỳ điều gì khác, chính là cách sống đặc trưng của workaholic. Dường như họ bị ám ảnh với mục tiêu trở thành những doanh nhân thành đạt, vươn tới thành công và gương mặt phải luôn thể hiện sự năng nổ, tích cực. Với họ, tham vọng đó không còn là mục tiêu phấn đấu mà là phương châm sống.

Tuy nhiên, một cuộc sống chỉ xoay quanh công việc và công việc liệu có đáng? Trong bộ phim kinh điển "The Devil Wears Prada", hình ảnh nhân vật Andrea Sachs phần nào cho ta thấy câu trả lời. Trong phim có một câu nói rất kinh điển được tạm dịch là:" Đến khi cuộc sống cá nhân của cô không còn nữa tức là công việc của cô đã có tiến triển."

Qua câu nói ấy bạn dễ dàng thấy được, giữa cuộc sống bộn bề, nếu bạn lựa chọn "toàn tâm toàn ý" với công việc điều đó đồng nghĩa bạn đã hi sinh cuộc sống cá nhân của mình. Trong câu chuyện của bộ phim, cô nàng workaholic Andrea để bước lên đỉnh cao của danh vọng cô đã bận đến mức một bữa ăn "tử tế" với bố cũng không có thời gian, bạn bè xa lánh đến cả sinh nhật người yêu cô cũng không có thời gian gặp anh. Và đó là cuộc sống điển hình của những người lựa chọn lối sống workaholic.

Bi kịch người trưởng thành: Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống - Ảnh 1.

Cuộc sống không chỉ có công việc

Cuộc sống của một người bình thường họ thường chỉ dành trung bình 8 đến 10 tiếng một ngày để làm việc ngoài ra thời gian còn lại họ sẽ dùng để thư giãn, nuôi dưỡng các mối quan hệ xã hội, dành thời gian cho người thân, tập thể dục và chăm sóc bản thân. Tuy nhiên, những thứ đó dường như không có trong "lịch trình" của những con người theo tiêu chí "sống để làm".

Công việc là một phần của cuộc sống chứ không phải là cả cuộc sống. Bạn cố gắng thức khuya dậy sớm, ăn vội vã những bữa ăn nguội lạnh và luôn bị áp lực bởi công việc để nhận được "trái ngọt" trong sự nghiệp. Tuy nhiên, bạn đang coi thường sức khỏe bản thân và giết chết những mối quan hệ xã hội.

Theo một cuộc báo cáo cho thấy, những người thường làm việc quá sức có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn từ 40-80% người thông thường. Ngoài ra, làm việc quá sức khiến cơ thể sản xuất hormone gây căng thẳng, nó ảnh hưởng tiêu cực đến não bộ làm giảm trí nhớ và chức năng của não bộ. Làm việc nhiều giờ hơn mỗi ngày có thể khiến năng suất lao động giảm sút, giới hạn khả năng sáng tạo và khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất cân bằng, căng thẳng.

"Chiếc giường đắt nhất thế giới là giường bệnh" – Những lời trăn trối cuối cùng của Steve Jobs cũng chính là bài học đắt giá nhất mà ông đã nghiệm ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình. Thật đớn đau thay khi bạn dành cả cuộc sống mình theo đuổi dòng tiền để rồi đến cuối đời lại phải dùng tiền đó để mua lại sức khỏe!

Bất kì mối quan hệ nào cũng cần thời gian để vun đắp, đặc biệt là gia đình. Gia đình là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta thường chạy theo công việc mà quên mất gia đình. Bố mẹ là những người quan trọng, chúng ta càng lớn đồng nghĩa với thời gian của mình bên ba mẹ dần ít đi. Bạn mãi đuổi theo công việc, nhưng quên mất giành thời gian cho gia đình. Hãy dành thời gian bên những người yêu thương trước khi thời gian "cướp" lấy họ.

Mối quan hệ như một "cái cây" và thời gian chính là "phân bón". Để một mối quan hệ dù là bạn bè, đồng nghiệp hay tình yêu, bạn cần dành thời gian để "chăm bón" cho nó.

Mối quan hệ còn đóng vai trò quan trọng trong con đường sự nghiệp. Phần lớn công việc của bạn là thông qua các mối quan hệ. Xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ nó sẽ giúp ích cho công việc của bạn rất nhiều. Những mối quan hệ tốt nó sẽ mang lại cho bạn những kết quả bất ngờ mà không bao giờ bạn dám nghĩ đến.

Hơn hết, hãy thử nghĩ xem cuộc sống cô đơn không có người cùng chia sẻ sẽ "vô vị" đến mức nào. Các mối quan hệ xã hội như "món ăn tinh thần" giúp cuộc sống bạn trở nên vui vẻ và hạnh phúc. Vậy nên, hãy dành thời gian "chăm bón" cho nó nhé!

Góc nhìn của chính những Workaholic

Bộ phim "The Devil wear Prada" là một bộ phim kinh điển nói về lối sống workaholic và những mất mát mà họ phải đối diện khi lựa chọn "toàn tâm toàn ý" cho sự nghiệp. Andrea Sachs- trợ lí của tổng biên tập thời trang quyền lực nhất trong giới thời trang. Để làm tốt công việc này, cô đã phải từ chối những "cuộc vui" cùng hội bạn thân và dần cô không còn bạn bè. Cô còn không có thời gian để hẹn hò vào đêm sinh nhật của bạn trai khiến mối quan hệ của cô phải tan vỡ. Hơn hết, cũng chính vì quá bận rộn mà cô thậm chí không có một bữa ăn "tử tế" với người bố đã lâu không gặp. Đến cuối cùng, khi cô nhận được cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp cũng là lúc cô mất tất cả cuộc sống cá nhân. Tuy nhiên cuối cùng, cô nàng đã lựa chọn cuộc sống hạnh phúc hơn là một sự nghiệp rực rỡ nhưng cô đơn.

Bi kịch người trưởng thành: Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống - Ảnh 2. 

Steve Job – cha đẻ của Apple, được biết đến như một người theo chủ nghĩa workaholic thực thụ. Ông đã dành phần lớn cuộc đời mình cho công việc. Tuy nhiên, đến cuối đời thứ mà ông chia sẻ không phải khuyên người trẻ làm việc chăm chỉ hơn hay đam mê hơn mà là khuyên họ hãy tận hưởng cuộc sống và tìm kiếm hạnh phúc đừng theo đuổi theo đồng tiền và danh vọng.

Cha đẻ của Apple đã qua đời vào năm 2011 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy khi ông 56 tuổi. Ông đã để lại lời trăn trối trong một bức thư khuyên người trẻ về giá trị của cuộc sống.

"Tôi đạt đến đỉnh cao của sự thành công trong thế giới kinh doanh. Trong mắt của người khác, cuộc sống của tôi là một mẫu mực của sự thành công.

Tuy nhiên, ngoài công việc, tôi có rất ít niềm vui. Cuối cùng, sự giàu có chỉ là một thực tế của cuộc sống mà tôi phải làm quen với nó.

Tại thời điểm này, nằm trên giường bệnh và nhớ lại toàn bộ cuộc sống của tôi, tôi nhận ra rằng tất cả các công nhận và sự giàu có mà tôi mất rất nhiều nhiều năm tháng tuổi trẻ để có niềm tự hào đó, đã dần và trở nên vô nghĩa khi đối mặt với cái chết sắp xảy ra.

Bạn có thể thuê ai đó làm người lái xe cho bạn, kiếm tiền cho bạn, nhưng bạn không thể có một người nào đó phải chịu bệnh tật cho bạn.

Vật chất bị mất có thể được tìm thấy. Nhưng có một điều mà không bao giờ có thể được tìm thấy khi nó bị mất – "CUỘC ĐỜI BẠN".

Khi một người đi vào phòng mổ, anh sẽ nhận ra rằng có một cuốn sách mà anh ta vẫn chưa hoàn thành việc đọc – "CUỐN SÁCH SỨC KHỎE CỦA CUỘC SỐNG ĐÃ BAN".

Cho dù giai đoạn trong cuộc đời chúng ta đang ở có huy hoàng tới mức nào, với sự tàn phá của thời gian, chúng ta sẽ phải đối mặt với những ngày đi xuống trầm trọng.

Hãy trân trọng tình yêu cho gia đình bạn, tình yêu dành cho người bạn đời của bạn, tình yêu cho bạn bè…

Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy trân trọng những người khác".

Steve Job được xã hội nhận định là người thành công, tuy nhiên bản thân ông lại thấy mình thất bại. Từ 2 ví dụ điển hình trên, chúng ta dễ dàng thấy rằng công việc là một phần của cuộc sống chúng ta có thể "đầu tư" thời gian và công sức cho công việc tuy nhiên cũng đừng quên rằng cuộc sống cần tận hưởng bởi vì chúng ta chỉ có 1 lần để sống.

Theo HR Insider

Link nguồn: https://cafebiz.vn/bi-kich-nguoi-truong-thanh-di-lam-thi-khong-co-thoi-gian-de-song-khong-di-lam-thi-khong-co-tien-de-song-20210527145802481.chn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Bi kịch người trưởng thành: Đi làm thì không có thời gian để sống, không đi làm thì không có tiền để sống

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc