Tại sao giới trẻ thích chạy đến các thành phố lớn? Nhà sáng lập JD.com đưa ra câu trả lời: "Không chỉ đơn giản là chuyện kiếm tiền, mà còn vì..." |
Viết bởi Đức Lợi |
Thứ hai, 24/05/2021, 09:12 GMT+7 |
Người trẻ lên thành phố lớn, không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền, mà là để mở mang, để phá bỏ sự giới hạn của bản thân, để tìm cho mình một con đường mới, để cho bản thân nhiều khả năng hơn, để không phải trở thành phần tiếp theo của bộ phim cuộc đời của cha mẹ. Cá nhân tôi cho rằng, người trẻ nên tới các thành phố lớn phấn đấu, dù không thể cắm rễ lại được, cũng nên thử một lần. Vì sao? Bởi lẽ chỉ khi ra ngoài ngắm nhìn thế giới, chúng ta mới có thể có được giới quan của mình. Không tự mình nếm, làm sao biết được hương vị của quả lê? Còn nhớ nhiều năm trước, có một lần về huyện gặp khách hàng, anh ấy nói con gái sau khi tốt nghiệp xong muốn ở lại thành phố lập nghiệp, nhưng sau khi lên thăm con gái, anh đã bắt con gái về nhà – mấy người trẻ náo loạn với nhau, điều kiện sống không tốt, ăn không được ăn ngon, trông rất khổ sở. Anh ấy rất đắc ý về quyết định bắt con gái về nhà của mình, lo cho con một công việc tốt, điều kiện sống cũng tốt hơn ở bên ngoài một mình rất nhiều. Nhưng khi tôi nói chuyện với con gái của anh ấy, cô bé lại nói ở đây mọi thứ quá quen thuộc, cái gì cũng rất tĩnh lặng, rồi còn lời nọ tiếng kia, cô bé không can tâm. Nhưng cũng chẳng biết phải làm sao, có công việc, kết hôn, chuẩn bị sinh con, chỉ có thể tiếp nối công việc làm ăn của gia đình, sống một cuộc sống bình lặng, ổn định. Có câu nói rất hay rằng, con cái là phần tiếp theo của bộ phim cuộc đời của cha mẹ. Rất nhiều người cũng bất lực với vấn đề này. Người trẻ vì sao thích lên các thành phố lớn, có người vì muốn ở lại, không ngại sống trong những căn phòng trọ lụp xụp, chịu ấm ức, nhẫn nhịn, thậm chí còn bị lừa gạt, mắc bẫy, vô cùng vất vả. Tất cả những gì họ đang làm chỉ là muốn theo đuổi sự đột phá, muốn tự lập, muốn phá vỡ giới hạn của bản thân theo bản năng. Tất nhiên, cha mẹ nào chẳng yêu con, gia đình là nơi ấm áp nhất, nhưng nếu con cái đang ở độ tuổi cần phải tập bay, bạn lại không cho chúng bay, vậy đôi cánh của chúng làm sao trở nên cứng cáp hơn được? Cha mẹ có thể bảo vệ con cái nhất thời, nhưng sau này, khi chúng bắt buộc phải chịu khổ, chúng sẽ không biết làm sao để tự lập, để ứng phó lại, vậy chẳng phải là đang hại chính con mình ư? Không phải mọi người trẻ lên thành phố thì đều thành công, hiện thực rất tàn khốc, thành phố giống như một khu rừng vậy, đào thải rất nhiều, chiến thắng rất ít. Nhưng bạn phải biết một câu rằng, thay đổi không nhất định sẽ tiến hóa, nhưng mọi sự tiến hóa đều bắt đầu từ sự thay đổi. Có thay đổi mới có cơ hội để tiến hóa, tiến hóa chính là bản năng của sinh mệnh. Người trẻ nếu cả đời sống dưới sự bao bọc của cha mẹ, lặp lại phương thức sống của họ, thực ra nó cũng không sai, nhưng khi thời đại mới ập tới, tốc độ tiến hóa của bạn sẽ chậm hơn người khác rất nhiều, cơ hội cũng sẽ ít đi. Tới thành phố lớn, ra nước ngoài, tận mắt chứng kiến, tận tai lắng nghe, tận miệng nếm thử, tự mình cảm nhận… bạn sẽ thấy mọi thứ đều rất khác biệt, bạn sẽ thấy tầm nhìn và cao độ của mình cũng sẽ thay đổi rất nhiều. Nếu không có sự trải nghiệm này, đợi tới tuổi trung niên, sẽ rất khó để phá vỡ sự giới hạn mà cha mẹ, mà gia đình cho. Lưu Cường Đông, người sáng lập ra trang thương mại điện tử JD.com phổ biến ở Trung Quốc, sinh ra ở nông thôn, điều kiện sống vô cùng khó khăn, khó khăn tới mức chỉ cần nhìn thấy đèn điện thôi ông cũng cảm thấy rất kinh ngạc. Ngày thi đỗ cấp 3, ông một mình lên Nam Kinh, lần đầu làm quen với sự phồn hoa, náo nhiệt nơi phố thị, từ đó nhận thức được sâu sắc ý nghĩa của việc học và phấn đấu của bản thân suốt những qua. Đời người chỉ có một lần, "muốn làm rồng biển thay vì cá kiếm", ông không muốn sống cả đời trong cái nghèo, cả đời mong cái nọ ước cái kia. Sau này, mỗi một lần nói chuyện với gia đình hay nhân viên, Lưu Cường Đông luôn nhấn mạnh việc ra ngoài ngắm nhìn thế giới. "Kiến thức" quan trọng hơn "tri thức". "Kiến" là đi nhìn, đi chứng kiến, đi trải nghiệm, nó quan trọng hơn "tri", chỉ đơn thuần là biết, là chỉ ở trong đầu, là lý thuyết. Con người là như vậy, ở an ổn trong một môi trường quá lâu sẽ ngày một trở nên ì ạch hơn, khép mình hơn, bảo thủ hơn, kiểu môi trường này sớm đã giới hạn, bao bọc lấy họ. Ra ngoài ngắm nhìn thế giới, gần nhất là đi ra những thành phố lớn, những vùng tiên tiến, bạn sẽ ý thức được sự phong phú của thế giới, bạn sẽ thấy những phương thức sống không chỉ có một. Những người mà chúng ta gặp, những việc chúng ta thấy, những thông tin mà chúng ta tiếp nhận, mọi thứ đều rất khác, và kiểu môi trường này sẽ khiến chúng ta có sự nâng cấp về mặt nhận thức và năng lực. Đừng xem nhẹ vấn đề này, cứ để ý mọi người xung quanh bạn mà xem, nhân viên nhà nước có cái chất của nhân viên nhà nước, nhà văn có cái chất thơ của nhà văn, thương nhân có sự tự tin, nhạy bén của người làm ăn… Bạn không thay đổi môi trường, môi trường sẽ thay đổi, đồng hóa bạn. Chúng ta phải chủ động đi ra ngoài ngắm nhìn sự phức tạp và rộng lớn của thế giới, vậy mới có cơ hội thoát khỏi giới hạn của bản thân. Đặc biệt là với những người trẻ có xuất thân khó khăn, bần hàn, ra ngoài xông pha, tất nhiên có sự mạo hiểm, sẽ có những khi không được như ý muốn, những nó dẫu sao cũng luôn tốt hơn đứng im tại chỗ. Thành phố lớn đồng nghĩa với sân khấu lớn, là thánh địa của những con người tri thức, thông minh, nhân tài, có những tài nguyên phong phú, có nhiều cơ hội, có một cuộc đời khác biệt. Người trẻ lên thành phố lớn, không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền, mà là để mở mang, để phá bỏ sự giới hạn của bản thân, để tìm cho mình một con đường mới, để cho bản thân nhiều khả năng hơn, để không phải trở thành phần tiếp theo của bộ phim cuộc đời của cha mẹ. Hãy nhớ rằng, chúng ta phải vượt qua những giới hạn của quá khứ và bản thân, đừng sống quá yên ổn và an phận. Bạn biết đấy, thế giới này luôn thích mới nới cũ! Theo Alexx Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|