Những điều cấm kỵ nhà tuyển dụng không nên tiết lộ với ứng viên |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ tư, 27/08/2014, 15:12 GMT+7 |
Nếu bản thân bạn không biết mình đang làm gì thì không ai muốn làm việc cho bạn cả! Bài viết dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia Suzanne Lucas, người đã có 10 năm trong lĩnh vực quản trị nhân sự tại các tập đoàn lớn trên thế giới. Trên cương vị là một lãnh đạo, bạn luôn muốn tìm kiếm được những ứng viên tài năng cho công ty. Vậy bạn sẽ trả lời ra sao khi trong buổi phỏng vấn, ứng viên bất ngờ hỏi bạn về kế hoạch tương lai cho công ty. Nếu câu trả lời của bạn là: “Công ty chúng tôi là công ty mới khởi nghiệp và kế hoạch đó sẽ được tạo ra khi chúng ta đi cùng với nhau trong chặng đường sắp tới”. Đây có thể là một kế hoạch hoàn hảo đối với bản thân bạn và với công ty, nhưng nếu tiết lộ điều đó với ứng viên, bạn sẽ vô tình biến mình thành một ông chủ tồi tệ. Thật không may, những ứng viên này không nhận ra rằng đó là một cơ hội tiềm năng và chấp nhận công việc. Trái lại, ứng viên này sẽ nghĩ họ có thể tiến xa hơn nữa, thậm chí vượt cả công ty của bạn và họ không có thời gian để cùng xây dựng dự án với bạn. Chính vì thế, nếu là một nhà lãnh đạo thông minh, thay vì cố gắng giải thích và đề cập đến vấn đề này, hãy chỉ nên chú tâm vào việc thuê một nhân viên mới và cùng với họ tìm ra cách giải quyết. Ai cũng hiểu rằng mọi việc xảy ra đều rất khó dự đoán trước, với công ty khởi nghiệp cũng vậy. Bạn không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra, liệu ý tưởng của bạn thành công và tạo ra lợi nhuận hay không, liệu bạn có thể trở thành Bill Gates hay Warrent Buffett hay không… Tất cả những điều đó đều trong vòng bí mật. Tuy nhiên, để làm giảm sự may rủi của những thứ có thể xảy ra trong tương lai, bạn cần phải có câu trả lời chính xác về những gì bạn mong đợi, nói cách khác bạn cần một bản kế hoạch đầy đủ. Dưới đây là những điều ứng viên luôn mong muốn nhận được từ nhà tuyển dụng. Hiểu được những điều này sẽ giúp bạn có kỹ năng thuê được những ứng viên tài năng. Bản mô tả công việc rõ ràng Không dễ để liệt kê được chi tiết các công việc cụ thể một ai đó phải làm nhưng sẽ dễ dàng hơn nếu bạn dự đoán về trách nhiệm của họ trên một cương vị cụ thể. Việc đặt ra trách nhiệm cụ thể rất quan trọng, nó giúp phân công rõ ràng, tránh xảy ra tình trạng công việc chồng chéo, dẫn đến một số công việc bị bỏ dở hoặc không ai làm. Cho ứng viên thấy một mức lương đều đặn Mức lương chính xác có thể chưa cần tiết lộ trực tiếp nhưng bạn vẫn nên cung cấp cho ứng viên kế hoạch trả lương rõ ràng. Điều này không chỉ tốt cho ứng viên mà còn là quy định của luật pháp. Cho thấy hệ thống cấp bậc trong công ty rõ ràng Một công ty không phân cấp bậc rõ ràng nghe có vẻ hay và dễ hoạt động. Tuy nhiên, thực tế việc này rất dễ gây ra sự hỗn loạn trong quá trình làm việc bởi không ai đứng ra chịu trách nhiệm cho bất cứ điều gì cả. Vấn đề đặt ra ở đây là, bạn không cần thiết phải bổ nhiệm tới 6 giám đốc, trợ lý, trưởng phòng... nhưng bạn cần phải tạo ra cơ quan đầu não cho công ty để đảm bảo mọi hoạt động tiến triển tốt đẹp. Trung thực Ban đầu, mọi thứ đều không rõ ràng, nhất là những công ty mới khởi nghiệp. Tuy nhiên, đây lại chính là thời điểm bạn cần phải thành thực nhất, có thế công ty của bạn mới có thể phát triển tốt. Theo Infonet Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|