Ngày sinh nói lên một số vấn đề về sức khỏe của bạn |
Viết bởi An An |
Thứ ba, 20/12/2016, 09:31 GMT+7 |
Ngày sinh cũng có thể cho biết bạn có bị cúm trong năm nay không đấy. Một nghiên cứu mới đây cho thấy bạn có thể nhận biết trong năm nay mình có thể bị cúm nặng hay nhẹ dựa vào năm sinh của mình. Điều này nghe có vẻ mơ hồ – vì người già và người có hệ miễn dịch kém thường rất nhạy cảm với cúm – nhưng tuổi tác không hề liên quan đến vấn đề này. Thay vào đó, vấn đề nằm ở chủng cúm nào bạn bị mắc lần đầu tiên khi còn nhỏ, vì nó sẽ chuẩn bị tốt hơn cho cơ thể bạn chống lại chính loại cúm này từ đó về sau. Một trong những nhà nghiên cứu là Michael Worobey, đến từ đại học Arizona, cho biết: "Không phải là độ tuổi, mà năm sinh mới mang tính quyết định". "Đây là phát hiện mới đối với bệnh cúm, một căn bệnh rất khó dự đoán. Với mọi loại virus cúm có khả năng tạo dịch, giờ đây chúng tôi có thể nói nhóm tuổi nào sẽ khó cứu chữa và nhóm tuổi nào sẽ được bảo vệ". Trước hết, hãy nói qua về cúm A. Có nhiều chủng cúm phát sinh từ sự kết hợp khác nhau giữa protein hemagglutinin (H) và enzyme neuraminidase (N). Bạn sẽ nhận ra những chữ cái này qua cái tên H1N1, dịch cúm tạo nên mối đe dọa đáng sợ khi nó quay trở lại vào năm 2009. Dù là chủng cúm nào – đối với cơ thể người, chúng cũng bị chia thành 2 loại nhỏ hơn – hay 2 nhánh trên cây phả hệ của bệnh cúm. Một loại chúng ta có thể gọi là các virus nhóm 1, gồm các chủng H1, H1 và H5. Loại kia mới phát sinh gần đây, có thể gọi là các virus nhóm 2, gồm các chủng H3 và H7. Cho đến năm 1968, người ta chỉ biết đến nhóm 1. Sau đó nhóm 2, nhiều khả năng tiến hóa từ nhóm 1, bắt đầu xuất hiện, và chiếm ưu thế trong suốt giai đoạn 1968-1979, và đã có lúc hai nhóm virus này thay nhau thống trị (nhóm này nắm vai trò chủ đạo một năm và nhóm kia là năm sau) – mặc dù xu hướng này không dễ đoán chút nào. Sau khi phân tích các hồ sơ bệnh án từ năm 1918, nhóm nghiên cứu nhận thấy một người bị mắc loại cúm nào khi còn nhỏ thì sẽ phải rất lâu mới bị mắc loại đó, nhưng sau này lại rất dễ bị mắc loại cúm còn lại. Nghĩa là nếu bạn bị mắc cúm nhóm 1 trước, thì khả năng bạn bị mắc cúm nhóm 2 sẽ rất cao khi nó xuất hiện và chiếm ưu thế. Worobey sử dụng phép loại suy để giải thích hiện tượng này, trong đó ông coi cúm nhóm 1 là "kẹo xanh" và nhóm 2 là "kẹo cam": "Giả sử lúc còn nhỏ bạn bị cúm "kẹo cam" trước. Nếu khi lớn lên bạn bị nhiễm một chủng virus khác mà hệ miễn dịch chưa hề gặp phải nhưng loại protein mà nó mang lại thuộc "hương vị" cam, thì khả năng bạn tử vong sẽ cực thấp vì cơ chế bảo vệ chéo. Nhưng nếu lần đầu bạn bị nhiễm virus thuộc nhóm "kẹo xanh", thì bạn sẽ không được bảo vệ khỏi các chủng virus thuộc nhóm "kẹo cam" phát sinh sau này. Ngoài giúp những người hay bị cúm chuẩn bị cho bản thân mình tốt hơn, phát hiện này còn giúp cho toàn thế giới sẵn sàng đối phó với các chủng cúm gia cầm. Một lĩnh vực quan trọng nữa mà kết quả của nghiên cứu này tỏ ra hữu ích đó là sản xuất vắc xin. Tạo ra một loại vắc xin không phải là một quá trình đơn giản và dễ dàng, và trong thời điểm khủng hoảng rất dễ xảy ra tình trạng khan hiếm hoặc thiếu hụt. Biết được những ai có khả năng chống lại loại cúm nào tốt hơn sẽ giúp cho việc đưa vắc xin đến những người bị đe dọa nhiều hơn trở nên khả thi. 160 năm ngày sinh Nikola Tesla: Nhà khoa học ''điên" cả đời ám ảnh với những phát minh thay đổi thế giới.
Theo ttvn.vn
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|