top-banner-2

Thứ tư, 13/05/2020, 15:30 GMT+7

Thiếu kĩ năng, CEO chỉ như thiêu thân lao vào kinh doanh!

Viết bởi ducanh   
Thứ tư, 13/05/2020, 15:30 GMT+7

Chị Đinh Xuân Lan – TGĐ Công ty CP Đầu tư Kenli khởi nghiệp theo bản năng mách bảo. Thế nhưng đối mặt với khó khăn, nữ doanh nhân này thừa nhận mình đã bước vào cuộc chơi mà không nắm được toàn bộ luật chơi… giống như thiêu thân lao vào kinh doanh.

PR 08-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-1-1 

Dù mới chỉ ra mắt từ năm 2015 nhưng Kenli hiện nay đã trở thành thương hiệu nội thất uy tín bậc nhất tại thị trường trong nước. Nói về “đứa con” của mình, chị Đinh Xuân Lan – TGĐ Công ty CP Đầu tư Kenli không giấu nổi sự xúc động. Trong chương trình “Những Câu Chuyện Thật” tuần qua, nữ doanh nhân kể lại những vui buồn trong quá trình sáng lập và điều hành công ty của mình. Đáng chú ý, CEO Lan đã lần đầu chia sẻ về 5 năm chị kinh doanh không thành công trước khi chính thức khởi tạo Kenli. Đó là giai đoạn chị cho rằng mình chỉ như thiêu thân lao vào kinh doanh, hoàn toàn thiếu hụt những kĩ năng cần thiết trước khi bước vào thương trường.

Vốn là người đam mê kinh doanh nên chị Lan đã tập tành một vài thương vụ nhỏ lẻ từ khi còn học Đại học. Nhờ nhạy bén với thị trường nên chị đưa ra các quyết định “xuống tiền” chính xác để từ đó thêm phần tin tưởng vào bản năng kinh doanh trong mình. Năm 2011, nhờ có ông xã – anh là nhà phân phối thiết bị nhà bếp và đồ gia dụng, chị Lan có cơ hội làm quen với mảng kinh doanh nội thất. Chị nhận thấy thị trường nội thất đang rất sôi động, lợi nhuận cao. Máu kinh doanh trỗi dậy, chị bàn với chồng thành lập công ty thiết kế, thi công nội thất. Chồng chị Lan ủng hộ vợ song anh chỉ hỗ trợ tài chính và tư vấn chiến lược chứ không trực tiếp làm cùng chị.

Một mình chị Lan quán xuyến công việc kinh doanh. Áp lực công việc nhiều lên khi công ty mở thêm xưởng để chủ động sản xuất. Hàng tháng, thu không bù nổi chi, nữ CEO vẫn phải lấy tiền nhà để bù vào. Nhưng tự tin vào bản năng kinh doanh của mình, chị tiếp tục nỗ lực phấn đấu.

Cuối năm 2013, nhu cầu tại phân khúc cao cấp tăng mạnh. CEO Lan quyết định chinh phục phân khúc này nhằm tạo bước đột phá cho doanh nghiệp. Nhưng từ đây, một loạt khó khăn bắt đầu lộ diện. Để phục vụ khách hàng cao cấp, nhân sự trong công ty đòi hỏi phải liên tục nâng cao trình độ để đáp ứng được yêu cầu khắt khe, khó tính. Bà chủ Kenli bấy giờ thường xuyên phải làm việc lấp các vị trí hổng. Đồng thời, đích thân chị phải đi tư vấn, chốt đơn hàng. Còn về khâu thiết kế- thi công, chị cũng phải giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm hoàn thiện với chất lượng cao. 

Ôm đồm nhiều việc, chị Lan vất vả làm ngày làm đêm nhưng tình hình kinh doanh công ty vẫn không có tiến triển. Cùng lúc đó, ông xã chị cần tập trung cho doanh nghiệp của anh nên không thể tiếp tục hỗ trợ chị. Mất đi chỗ dựa về tài chính, nữ doanh nhân loay hoay tìm cách trang trải các khoản chi phí gần 200 triệu/tháng, chưa kể tiền lương cho đội ngũ 50 nhân sự bên dưới.

CEO Nội thất Kenli chia sẻ: “Ngày xưa, tôi bán hàng chỉ vì tôi nhận thấy ở đây, ở đằng kia… khách hàng có nhu cầu hay có sản phẩm giá tốt. Nhưng thực chất tôi lại chưa hiểu gì về sản phẩm, về kinh doanh. Theo tôi, kinh doanh thì đam mê và bản năng là yếu tố cần nhưng để bạn định vị được bán cái gì, bán cho ai, vào thời điểm nào, lựa chọn phân khúc nào… thì điều đó rõ ràng phụ thuộc vào kĩ năng! Vì không có những kĩ năng cần thiết, tôi đã bước vào cuộc chơi mà không thực sự nắm được luật chơi… chỉ như thiêu thân lao vào kinh doanh mà không có tính toán”. 

PR 08-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-1-2

Doanh nhân Đinh Xuân Lan – TGĐ Công ty CP Đầu tư Kenli

Trong chương trình “Những Câu Chuyện Thật”, ông Nguyễn Thanh Việt – Chủ tịch HĐQT Intracom Group, Chủ tịch HĐTV Tổ hợp Y tế Phương Đông chia sẻ: “Có người học rất nhiều về kinh doanh nhưng lại không làm kinh doanh được. Vì họ không có bản năng của người làm kinh doanh. Tôi cho rằng phải bắt đầu từ bản năng, từ cái mình đam mê- hứng thú thì mình mới gắn bó được. Cái hay của CEO Xuân Lan là chị kinh doanh xuất phát từ bản năng nhưng khi đương đầu khó khăn thì chị không giải quyết theo bản năng mà chị đã chấp nhận lùi lại một bước để có cái nhìn bao quát hơn, để hiểu ra mình cần hoàn thiện kĩ năng gì”.

Ông Robert Trần – Giám đốc Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “Trước đây, CEO Xuân Lan kinh doanh dựa nhiều vào bản năng nhưng khi đối diện với khó khăn thì lúc này bắt buộc chị - người chủ doanh nghiệp cần phải trau dồi kĩ năng. Điều này là cần thiết vì kinh doanh phải dựa vào con số, dựa vào phân tích chiến lược chứ không thể chỉ dựa vào phán đoán cảm tính”.

Vậy bà chủ thương hiệu Nội thất Kenli đã làm gì để hoàn thiện kĩ năng kinh doanh của mình và điều hành doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn? Để tiếp tục tìm hiểu câu chuyện này, kính mời quý vị độc giả đón xem “Những câu chuyện thật” của CEO Chìa khóa thành công, số 08: “Kinh doanh – Bản năng hay Kĩ năng” cùng sự xuất hiện của doanh nhân Đinh Xuân Lan – TGĐ Công ty CP Đầu tư Kenli. Chương trình đã được đăng tải trên kênh Youtube CEO – Chìa khóa thành công!

PR 08-ceo-chia-khoa-thanh-cong-vanhoadoanhnhan-2

Doanh nhân Đinh Xuân Lan (ở giữa) tham gia “Những câu chuyện thật” của CEO – CKTC (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group thực hiện)

Chương trình “Những Câu Chuyện Thật” của CEO – CKTC do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

Hồng Liên

*Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Thiếu kĩ năng, CEO chỉ như thiêu thân lao vào kinh doanh!

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc