'Đơn thương độc mã', Nhà đầu tư BĐS 'suýt' trả giá đắt |
Viết bởi ducanh | |
Thứ tư, 25/03/2020, 22:22 GMT+7 | |
Từng nhiều lần hợp tác nhưng thất bại, khiến doanh nhân Phan Thanh Dũng luôn “đơn thương độc mã” và không còn tin tưởng vào việc tìm đối tác kinh doanh. Tuy nhiên, chính điều đó đã khiến anh “suýt” phải trả giá đắt.
Mơ ước có một sự nghiệp riêng. Năm 2007, CEO Phan Thanh Dũng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Tập đoàn Đầu tư MCC đã từ bỏ công việc ổn định trong cơ quan nhà nước, cùng hai người bạn mở công ty Kiểm định chất lượng công trình. Nhưng do thiếu kiến thức về quản trị, chưa tính toán hết rủi ro, nên anh nhanh chóng thất bại. Cổ đông chán nản, bỏ cuộc. Không cam lòng bỏ cuộc, anh quyết tâm giữ lại pháp nhân, một mình “đơn thương độc mã” xây dựng lại. Nghiễn ngẫm, nhận thấy nghề kiểm định chất lượng đem lại doanh thu và lợi nhuận thấp. Không những vậy, khó thu hồi công nợ. Anh quyết định chuyển sang thi công xây dựng cơ sở hạ tầng các khu dân cư. Anh liên danh với một số nhà thầu để được tham gia vào các dự án. Năm 2013, anh cùng đối tác của mình được mời tham gia một dự án lớn, có giá trị cao. Tuy nhiên, do điều kiện ngặt nghèo từ phía chủ đầu tư, yêu cầu nhà thầu tự bỏ kinh phí ra để đầu tư trước khi nhận thanh toán, khiến các đối tác của anh đều sợ rủi ro mà bỏ cuộc. Còn anh, vì tin tưởng uy tín đối tác, anh quyết tâm chuẩn bị chu đáo và thắng thầu. Sau khi hoàn thành công trình và nhận được thanh toán. Gánh nặng tài chính được giảm bớt, nhân lực được củng cố và công ty anh được đà trúng thêm nhiều hạng mục mới. Mọi chuyện tiến triển tốt đẹp khiến anh càng thêm tự tin. Năm 2016, nhận thấy mô hình nhà ở theo khu dân cư đang có xu hướng phát triển tại các vùng huyện thị. Anh đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, liều mình chuyển sang làm chủ đầu tư, xin cấp đất để triển khai các dự án xây dựng hạ tầng đô thị tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên. Quyết tâm “đánh nhanh thắng nhanh”, nhưng không ngờ anh mắc ngay khâu đầu tiên là giải phóng mặt bằng. Người dân liên tục gây sức ép khiến chi phí phát sinh vượt xa mức dự kiến. Anh vay mượn khắp nơi, huy động tiền từ nhiều dự án, nhưng tiền như muối bỏ bể, không thấm vào đâu. Trong lúc bế tắc, bạn bè khuyên anh nên kêu gọi vốn đầu tư. Nhưng giống như người ta nói “một lần bị rắn cắn, cả đời sợ dây thừng”, nghĩ tới những lần bị đối tác bỏ rơi, anh không khỏi lo ngại. Anh lo sợ rằng, càng lún sâu vào dự án, tiền đầu tư càng mất nhiều. Nếu lúc đó đối tác lại bất ngờ “rút chân” khỏi dự án, thì anh sẽ bị động, không thể xoay sở được nữa. Lúc đó, tiền bạc, uy tín, của anh sẽ bị tổn hại nghiệm trọng. Anh khó lòng ngượng dậy. Tuy nhiên, nếu không gọi vốn, anh không có kinh phí đền bù cho người dân. Dự án sẽ có nguy cơ bị thu hồi vì không kịp triển khai trong vòng 1 năm. Nếu vậy, anh không những mất đi số tiền đầu tư trước đó mà còn mất uy tín với chính quyền địa phương và như vậy, sẽ khó có cơ hội trở thành nhà đầu tư về sau. Lần đầu tiên, sau nhiều năm đi một mình, anh cảm thấy hoang mang tột độ, không biết phải làm như thế nào. Doanh nhân Phan Thanh Dũng- Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Tập đoàn Đầu tư MCC Trong chương trình “ Những câu chuyện thật”, Ông Nguyễn Hữu Thái Hòa- Giám đốc CTS- Trung tâm Khoa học Tư duy- Bộ KH&CN, chia sẻ: “Cá nhân tôi cho rằng ở Việt Nam khá khó chọn đối tác vì không có nhiều cơ sở để chọn lựa và đôi khi cái mình muốn không phải là cái người khác muốn. Điều quan trọng nhất khi mời một đối tác vào là chúng ta xem cơ cấu tổ chức đặt ở đâu? Đối tác chia ra làm ba loại. Loại thứ nhất là đối tác có giá trị, là đối tác đồng hành cùng chúng ta, nhưng lại không có tiền. Loại thứ hai là đối tác có rất nhiều tiền, và thường ở các đơn vị chứng khoán, họ sẽ rất cân nhắc cho những đối tác kiểu này nắm giữ cổ phần trong khoảng 30-35%. Cuối cùng, loại đối tác chúng ta không thể không nhắc tới là nhân sự công ty mình. Rất nhiều công ty khi đã đi với nhau đoạn đường từ năm đến mười năm thì nếu không có một chế độ đãi ngộ tốt và sơ đồ tổ chức chia sẻ thì chắc chắn những cán bộ key như trưởng phòng, giám đốc kinh doanh….sẽ bỏ mình, đi làm cho nơi khác, hoặc là họ sẽ trở thành đối thủ trực tiếp với mình”. Doanh nhân Phan Thanh Dũng- Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Tập đoàn Đầu tư MCC Liệu CEO sẽ “vượt qua rào” cản bản thân, tiếp tục gọi vốn hay dừng lại? Kính mời quý độc giả đón xem chương trình “ Những câu chuyện thật” của CEO chìa khóa thành công, số 02: “Mở rộng hợp tác – Mở rộng thành công” cùng sự xuất hiện của doanh nhân Doanh nhân Phan Thanh Dũng- Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty CP Tập đoàn Đầu tư MCC. Chương trình đã đăng tải trên kênh Youtube CEO- Chìa khóa thành công 2019!
PV *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|