'Ngược dòng' theo đuổi kinh doanh, nữ giáo viên ở Nghệ An đối mặt sinh tử |
Viết bởi ducanh | |
Thứ ba, 21/04/2020, 14:33 GMT+7 | |
Chị Lê Thị Hường – TGĐ Công ty CP Đầu tư Giáo dục Quốc tế IEC vốn là một giáo viên dạy Sử. Tưởng rằng cuộc sống gắn bó với bục giảng & giáo án sẽ khiến chị đi vào lối mòn. Nhưng ngay khi cơ hội đến, chị đã liều mình bứt phá, khởi nghiệp với bộ môn Số học trí tuệ thông minh.
Bộ môn Số học trí tuệ thông minh (IMA) xuất phát từ nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học người Mỹ. Họ bắt tay vào thiết kế chương trình học sử dụng bàn tính nhiều màu sắc để kích hoạt hình ảnh, sự tập trung, tưởng tượng cho trẻ em từ 4 đến 14 tuổi (độ tuổi thích hợp nhất để phát triển não bộ). Ban đầu, trẻ được làm quen với hạt bàn tính để thực hiện các phép toán. Khi đã quen thuộc, các em sẽ dùng não bộ để hình dung, tưởng tượng ra con số trong đầu rồi tư duy phép tính một cách nhanh chóng. Đáng chú ý, tốc độ cho ra kết quả nhanh hơn đến 4 lần phương pháp tính toán thông thường. Là người dành trọn tâm huyết theo đuổi IMA gần 10 năm nay, chị Lê Thị Hường - TGĐ Công ty CP Đầu tư Giáo dục Quốc tế IEC chia sẻ: “Khao khát của tôi là góp phần giúp trẻ em Việt Nam được tiếp cận với bộ môn phát triển tư duy. Vì thế, tôi muốn phủ chương trình IMA này đến 63 tỉnh thành trong cả nước”. Nhìn cách nữ doanh nhân người Nghệ An say mê nói về IMA, ít ai biết rằng, chị Hường trước đây là một giáo viên dạy Sử trong nhà trường. Cuộc sống ngày qua ngày gắn bó với bục giảng và giáo án… tưởng như sẽ khiến chị đi vào một lối mòn được định sẵn. “Xuất thân là con nhà giáo, lớn lên trở thành giáo viên theo định hướng gia đình. Tôi từng nghĩ cuộc sống của mình sẽ chỉ tuần tự theo một lối mòn: soạn giáo án, lên lớp, chấm thi… sẽ chỉ là một giáo viên dạy Sử bình thường, làm công ăn lương trong một ngôi trường bình thường. Cuộc sống sẽ bình lặng trôi qua như thế”. Vậy nhưng, thực tế cho thấy chị Hường đã không sa chân vào lối mòn. Vận hội đến khiến cuộc sống của chị trở nên sôi động. Đó là vào năm 2012, chị bắt đầu được tiếp xúc với IMA rồi dần bị thu hút bởi môn học này. Niềm say mê lớn dần, thôi thúc chị liều mình bứt phá. Mặc cho người nhà, bạn bè can ngăn, chị quyết định nghỉ việc ở trường rồi toàn tâm toàn ý theo đuổi bộ môn giúp phát triển tư duy cho trẻ. Trải qua quá trình được đào tạo bài bản cùng với rất nhiều giờ dạy đạt chất lượng cao, nữ giáo viên sinh năm 1980 này đã khẳng định năng lực chuyên môn. Năm 2016, chị Hường chính thức thành lập công ty và mở ra trung tâm dạy chương trình phát triển tư duy của riêng mình. Bằng uy tín và năng lực chuyên môn cá nhân, chị tự tin khởi nghiệp nhưng sớm vấp phải một loạt khó khăn trong công tác tuyển sinh. Trên địa bàn thành phố Vinh đã có nhiều trung tâm triển khai chương trình tương tự. Do ra đời sau, trung tâm của chị chưa khẳng định được tên tuổi để thuyết phục được đông đảo phụ huynh học sinh. Mặt khác, các đối thủ của chị liên tục “tung chiêu” cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng. Không có doanh thu. Tài chính suy kiệt. Công ty lao đao. CEO Hường hoang mang bế tắc trong các khoản nợ. Áp lực càng lớn hơn khi uy tín trong nghề giáo của chị bắt đầu lung lay. Không còn cơ hội để quay lại trường học, nếu như không tìm ra giải pháp thúc đẩy công tác tuyển sinh, chị Hường sẽ mất tất cả! Doanh nhân Lê Thị Hường – TGĐ Công ty CP Đầu tư Giáo dục Quốc tế IEC Trong chương trình “Những Câu Chuyện Thật”, bà Nguyễn Thu Hương – TGĐ Công ty CP Truyền thông & Đầu tư Nam Hương chia sẻ: “Tôi cho rằng để thành công, người khởi nghiệp cần 4 yếu tố: chuyên môn, đầu tư, truyền thông và mạng lưới quan hệ. Nếu thiếu 1 trong 4 yếu tố này thì chúng ta sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng. Chương trình phát triển tư duy mà CEO Hường đang theo đuổi rất hữu ích với trẻ em. Điều đó không thể phủ nhận. Nhưng vấn đề chị đang thiếu là một chiến lược truyền thông phù hợp để quảng bá rộng rãi những điểm nổi bật, mới lạ và vượt trội hơn với nhữg chương trình tương tự của đối thủ”. Ông Robert Trần – Giám đốc Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương chia sẻ: “CEO Hường là người quyết đoán. Có lẽ cũng vì vậy mà môn Sử không phù hợp với chị. Khi nhận ra niềm đam mê với IMA, chị đã dám đi ngược lại truyền thống gia đình (làm một giáo viên làm công ăn lương trong trường học) để dũng cảm làm lại từ con số 0. Giờ đây, chị đã khởi nghiệp và là chủ của một đơn vị dạy IMA. Tôi cho rằng chị đã có những sự lựa chọn sáng suốt. Nhưng, khởi nghiệp thì không chỉ cần có đam mê hay quyết đoán. Khởi nghiệp cũng cần có phương pháp!”. Vậy, phương pháp để nữ doanh nhân của chúng ta vượt qua những thách thức kể trên là gì? Để tiếp tục tìm hiểu câu chuyện này, kính mời quý vị độc giả đón xem “Những câu chuyện thật” của CEO Chìa khóa thành công, số 06: “Cuộc ngược dòng sinh tử” cùng sự xuất hiện của doanh nhân Lê Thị Hường – TGĐ Công ty CP Đầu tư Giáo dục Quốc tế IEC. Chương trình đã được đăng tải trên kênh Youtube CEO – Chìa khóa thành công! Doanh nhân Lê Thị Hường (ở giữa) tham gia “Những câu chuyện thật” của CEO – CKTC trên VTV1 (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group và Thời trang OWEN thực hiện)
Hồng Liên *Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|