Doanh nghiệp gia đình - Khi cổ đông thoái vốn |
Viết bởi ducanh |
Thứ sáu, 14/07/2017, 16:14 GMT+7 |
Nói đến doanh nghiệp gia đình là nói đến sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành viên sáng lập về nguồn vốn cũng như việc quản trị, điều hành. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp gia đình không lường trước việc thoái vốn của các thành viên Hội đồng quản trị. Thoái vốn là việc một tổ chức hoặc cá nhân đã tham gia góp vốn vào một doanh nghiệp để kinh doanh. Và khi không còn muốn tiếp tục đầu tư nên rút lại phần vốn của mình. Đối với các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp xã hội, đây là một hình thức rất phổ biến. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp gia đình, đây lại là sự kiện khá đặc biệt. Phần lớn các cổ đông của doanh nghiệp gia đình là các thành viên “ruột thịt”, chính vì thế công ty là một tài sản gia đình mà các thành viên đều vun đắp. Do đó, ít khi doanh nghiệp gia đình lường trước được việc các cổ đông sẽ thoái vốn. Và khi xảy ra tình trạng này, công ty gia đình thường sẽ có những xáo trộn và bị động. Để giúp các Doanh nghiệp gia đình chủ động hơn trong tình huống này. Chương trình CEO - Chìa khóa thành công đã đưa lên sóng chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình - Quyền kiểm soát và sở hữu”. Chương trình sẽ phát sóng vào 10h sáng chủ nhật ngày 16/07/2017 trên VTV1 - Đài truyền hình Việt Nam.
CEO đang tranh biện với các cổ đông trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công Trong câu chuyện là một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực dệt may có danh tiếng và đã phát triển thành công cả thị trường trong và ngoài nước. Hiện doanh nghiệp có sự tham gia sở hữu của nhiều thành viên thuộc cả hai thế hệ trong một gia đình. Thế hệ thứ nhất là các anh chị em và thế hệ thứ hai là các dâu, rể, con cháu. Người sáng lập ra doanh nghiệp vì nhiều lý do sức khỏe không thể tiếp tục tham gia các hoạt động của doanh nghiệp nên đã trao lại quyền cho em gái của mình và các thành viên thuộc thế hệ sau (dâu, rể, con cháu). Tuy nhiên, sau một thời gian người em gái được trao quyền này cũng vì nhiều lý do liên quan đến tuổi tác, sức khỏe và khả năng chuyên môn nên lại chuyển giao toàn quyền sở hữu cho các con của mình. Thế nhưng, chỉ có một số con cháu và người thừa kế đã và đang tham gia điều hành và quản lý trực tiếp các hoạt động của doanh nghiệp. Một số khác có sở hữu lớn nhưng chỉ tham gia ngồi trong HĐQT và không trực tiếp điều hành. Sau một thời gian, vì nhiều lý do khác nhau nên các thành viên HĐQT được thừa kế này tỏ vẻ nản chí và muốn rút khỏi công ty, chuyển nhượng quyền sở hữu cho người khác/hoặc chỉ giữ vai trò đầu tư tài chính. Trước tình hình này, CEO và các thành viên chủ chốt khác trong HĐQT đã ngồi lại với nhau để bàn bạc giải pháp cho vấn đề. CEO (đồng thời là cổ đông gia đình lớn nhất hiện nay) phản đối điều này, vì cho rằng: Doanh nghiệp là gia sản của gia đình, là uy tín, thương hiệu của các thế hệ nên mọi người phải có trách nhiêm “chung tay, chung sức” và gánh vác trách nhiệm và giữ gìn, phát huy. Việc thoái vốn, chuyển nhượng quyền sở hữu không chỉ khiến công ty thiếu người chung tay phát triển mà còn đưa đến nguy cơ quyền sở hữu công ty rơi vào tay người ngoài. Điều này có thể sẽ khiến gia đình mất quyền kiểm soát, cấu trúc quản trị gia đình bị phá vỡ và rất có thể sẽ bị thâu tóm, thôn tính trong tương lai. Ngoài ra, khi những người đứng ở vai trò lãnh đạo cao nhất rời khởi công ty thì sẽ khiến tinh thần và ý chí giữ gìn và phát huy doanh nghiệp của thế hệ con cháu suy giảm, điều này sẽ để lại nhiều hậu quả và khiến công ty rơi vào nguy cơ. Tuy nhiên, các cổ đông khác lại cho rằng: Một khi các thành viên HĐQT này không còn tâm huyết với sự phát triển công ty nữa thì có nghĩa họ cũng không còn mang lại giá trị gì cho công ty nữa. Do đó, nếu họ nhượng quyền thì các thành viên HĐQT còn lại sẽ tiếp nhận để nắm cổ phần nhiều hơn. Hoặc có thể tìm kiếm thêm các thành viên khác có nhiệt huyết, có mong muốn phát triển doanh nghiệp trong đại gia đình hoặc họ hàng để trao quyền. Điều này sẽ giúp công ty có thêm các nhân tố mới và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp gia đình. Cuộc tranh biện này đã nhận được sự quan tâm của nhiều khán giả, đặc biệt những người đang là chủ các doanh nghiệp gia đình. Anh Vankieu chia sẻ: “Xem chương trình tôi mới giật mình nghĩ tới doanh nghiệp mình. Đúng là các Công ty gia đình ít lường trước việc các cổ đông thoái vốn. Vì thế tôi rất đồng cảm với những quan điểm của CEO”. Bạn Hoolan lại ủng hộ các cổ đông: “Tôi đồng ý là việc cổ đông rút vốn sẽ tạo nên sự xáo trộn nhất định tại Công ty. Nhưng tôi nghĩ nên để họ chuyển quyền sở hữu. Khi họ đã không còn nhiệt huyết thì nên tìm những nhà đầu tư mới thực sự quan tâm tới Doanh nghiệp. Hơn nữa, khi họ đã quyết dứt áo ra đi, muốn giữ cũng rất khó. Tôi nghĩ hướng đi của các cổ đông là chính xác.” Cả hai luồng ý kiến đều có lý lẽ và sự thuyết phục của mình. Bên nào sẽ giành được lợi thế ? Cùng xem chương trình CEO - Chìa khoá thành công để có những bài học cho chính doanh nghiệp mình vào 10h Chủ Nhật ngày 18/07/2017. Chương trình CEO - Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Bất động sản Novaland. Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube. Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868 PV Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media. Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|