top-banner-2

Thứ sáu, 21/08/2015, 10:51 GMT+7

9 startup từ 'cõi chết' vươn lên đỉnh vinh quang

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 21/08/2015, 10:51 GMT+7

Những startup này đều trên bờ vực thất bại, ngàn cân treo sợi tóc.

Một số gần như không lết khỏi mặt đất sau khi liên tiếp bị từ chối, số khác thì không còn một xu lẻ nào trong tài khoản và nhân viên phải làm việc không công. Nếu là Elon Musk, bạn sẽ bị bỏ mặc, phải tự cứu lấy hai công ty của mình cùng lúc. Những startup này đều trên bờ vực thất bại, ngàn cân treo sợi tóc. Hãy cùng điểm lại những kẻ hồi sinh “ngoạn mục” nhất trong lịch sử làng công nghệ.

van-hoa-doanh-nhan-starup

Apple là câu chuyện hồi sinh vĩ đại nhất trong lịch sử làng công nghệ. Nhà sáng lập Steve Jobs bị xa thải khỏi công ty vào năm 1985. 12 năm sau, Apple nhận thấy mất mát khi đang trên bờ vực phá sản. Cần phải đổi mới, Apple đã kêu gọi Jobs quay lại vào năm 1997 và ông đã bắt tay hợp tác với Microsoft đầu tư 150 triệu USD vào công ty. Một năm sau, công ty ra mắt iMac và lần đầu tiên kể từ năm 1995 lại có lợi nhuận. Phần còn lại là của lịch sử.

Tesla và SpaceX đều từng nếm mùi hết tiền khi kinh tế lao đao năm 2008. “Tôi có thể chọn 1 trong 2 công ty SpaceZ và Tesla, hoặc chia số tiền còn lại cho cả hai”, Musk nói với phóng viên Ashlee Vance của Bloomberg. SpaceX đặt hy vọng cuối cùng vào hợp đồng với NASA để tự giải cứu mình, và hãng đã thành công. Hợp đồng trị giá 1,6 triệu USD này giúp giấc mơ không gian của Musk sạch nợ.

Cùng thời điểm SpaceX lao đao, Tesla ngốn khoảng 4 triệu USD tiền mặt mỗi tháng. Thay vì chỉ lựa chọn một trong hai, Musk đã cược rằng SpaceX sẽ dành được hợp đồng và giúp giấc mơ không gian và xe hơi của mình đều sống sót. Ông đã vay một khoản từ SpaceX và tìm kiếm 20 triệu USD. Sau khi nói chuyện thẳng thắn với các nhà đầu tư, họ đồng ý đáp ứng 20 triệu USD ông yêu cầu và đạt thoả thuận vào đêm Giáng Sinh năm 2008 – chỉ vài giờ trước khi công ty phá sản.

Airbnb thành lập năm 2008 từ ý tưởng của 3 chàng trai muốn cho thuê đệm không khí trong phòng khách. Tuy nhiên, điều khiến nhà sáng lập Brian Chesky thất vọng là thời điểm đó, các nhà đầu tư không hề hào hứng với mô hình chia sẻ nhà ở như bây giờ. Chesky đã nhận 7 thư từ chối của các quỹ đầu tư mạo hiểm và phải sống bằng bột ngũ cốc cho tới tận khi công ty cuối cùng cũng được chấp nhận bởi quỹ đầu tư mạo hiểm Y-Combinator. Công ty khởi nghiệp từ đệm trải sàn này giờ đây trị giá tới 25,5 tỷ USD.

Evan Williams sáng lập ra Blogger năm 2000. Nhưng khi đó không có mô hình kinh doanh nào, nên một năm sau, Williams hết sạch tiền mặt và sa thải toàn bộ nhân viên. Khi không mất chi phí nhân viên nào, Blogger vẫn sống tốt trong khi Williams xoay sở cách kiếm tiền từ nó và biến nó thành một công ty thực sự. Vào cuối năm 2002, Google đã mua lại trang web này với giá 50 triệu USD theo như thông báo. 13 năm sau đó, Blogger vẫn sống khoẻ cho tới ngày nay. Còn với Williams, anh tiếp tục sáng lập ra Twitter và Medium sau đó.

Phil Libin đã quyết định sa thải tất cả nhân viên và đóng cửa Evernote vào năm 2008. Một lần kiểm tra hòm thư lần cuối vào 3 giờ sáng trước khi đi ngủ, Libin thấy một thư gửi từ một người đàn ông ở Thuỵ Điển, một người yêu thích sản phẩm của anh và đề nghị đầu tư. Điện chuyển tiền trị giá 500.000 USD đã giúp công ty không bị sụp đổ hoàn toàn và giúp vực dậy công ty. Evernote giờ đây được định giá hơn 1 tỷ USD.

Được thành lập năm 1999 bởi Tim Westergren, Pandora đã kiếm được chút ít ngay trước khi bong bóng dotcom bùng nổ. Tuy nhiên, khi tiêu hết số tiền đó, Pandora chật vật huy động thêm tiền khi Westergren tiếp cận hơn 300 quỹ đầu tư mạo hiểm suốt thời kỳ đóng băng này. Westergren đã phải sa thải nhân viên, trừ khi họ chịu làm việc không lương, nhưng cuối cùng họ đã được đền đáp. Pandora phát hành ra công chúng năm 2011.

 Vào năm 1985, Intuit hết sạch tiền mặt và không có khoản thu nào. Công ty dừng chi trả lương và phải trả lại đồ đạc, máy tính đã thuê. Tuy nhiên, một số nhân viên vẫn ở lại làm việc không lương và cố gắng tìm kiếm một số khách hàng ngân hàng tiềm năng. Công ty đã hồi sinh từ “vực tử” sau khi sản phẩm Quickbooks trở lên phổ biến nhanh chóng.

 Vào đầu những năm 1990, IBM rơi vào vòng xoáy lao dốc, dự định chia tách công ty thành nhiều đơn vị hoạt động nhỏ hơn. Lou Gerstner đảm nhận chèo lái công ty vào ngày 1/4/1993 và bắt đầu một trong các thay đổi vĩ đại nhất ngành kinh doanh công nghệ cao. Sau khi sa thải hàng loạt và huy động tiền mặt bằng việc bán tài sản, Gerstner đã hãm kịp đà chia tách và liên kết mọi người dưới một mái nhà IBM. Chiến lược thành công và IBM đã sống sót.

Theo Trí Thức Trẻ/BI

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

9 startup từ 'cõi chết' vươn lên đỉnh vinh quang

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc