top-banner-2

Thứ năm, 12/07/2018, 13:30 GMT+7

Doanh nghiệp và hoạch định chiến lược phát triển

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ năm, 12/07/2018, 13:30 GMT+7

Một doanh nghiệp thì nên nhìn nhận việc hoạch định chiến lược phát triển như thế nào là hợp lý?

Một khảo sát từ trang statista.com uy tín cho biết: 42% doanh nghiệp (DN) khởi nghiệp thất bại là do thị trường không có nhu cầu tiếp nhận sản phẩm kinh doanh của họ. Số liệu này đặt ra nghi ngờ cho chiến lược nghiên cứu thị trường, chiến lược kinh doanh, tiếp thị... hay cụ thể hơn là chiến lược phát triển của những DN khởi nghiệp. Liệu những DN này đã “nhìn xa trông rộng” hoạch định được những khâu tưởng như “chỉ dừng lại trên giấy”?

Chiến lược phát triển quan trọng như kim chỉ nam dẫn đường cho các doanh nghiệp (DN). Có một chiến lược phát triển đúng đắn, DN sẽ có một cơ sở để định hướng các kế hoạch kinh doanh, huy động các nguồn lực phù hợp cũng như phát huy các lợi thế có sẵn.

Vào năm 2005-2006, tập đoàn Viettel khi ấy mới đứng thứ tư trên thị trường viễn thông đã quyết định tập trung phát triển “địa bàn” của mình về vùng nông thôn, miền núi chứ không phải là thành thị. Tưởng chừng như rất khó thành công vì vào khi ấy điện thoại còn chưa phổ biến tại khu vực dân cư này nhưng kết quả, Viettel lại là nhà mạng “phất lên” chiếm lĩnh được thị phần trước tại đây. Đến khi các đối thủ  bắt đầu “để tâm” đến thị trường vùng nông thôn hay miền núi như Viettel đã thành công thì Viettel quay lại thị trường thành thị. Nhờ đó, vị thế cạnh tranh giữa các nhà mạng đã thay đổi, Viettel dần bỏ xa các ông lớn khác và chiếm lấy ngôi vương.

Năm 2004, Mark Zuckerberg cùng nhóm bạn khởi nghiệp khi còn đang theo học tại Harvard. Đối tượng người sử dụng Facebook được những chàng kỹ sư trẻ khoanh vùng đầu tiên chính là những sinh viên trong trường- những người trẻ tuổi mong muốn tạo một tài khoản trực tuyến để giới thiệu bản thân và làm quen bạn mới. Đây chỉ là một nhóm đối tượng khách hàng nhỏ nhưng đầy tiềm năng của Facebook tại thời điểm đó. Dần dần Facebook trở nên phổ biến với  toàn bộ giới trẻ và giờ đây là mọi tầng lớp khách hàng đều sử dụng mạng xã hội này. Lượng người truy cập vào Facebook tăng đều hàng năm và thậm chí còn vượt qua cả lượng người truy cập vào Google vào năm 2010.

Như vậy, chiến lược phát triển đúng đắn có vai trò rất quan trọng đối với một DN. Thế nhưng, giữa lý thuyết và thực tiễn kinh doanh đều có một khoảng cách nhất định. Nhiều ý kiến cho rằng nếu DN chỉ thực hiện cứng nhắc theo chiến lược đã hoạch định thì vô tình không nắm bắt được tình hình thực tế của thị trường, không đón trước được xu hướng, bỏ lỡ mất cơ hội quý giá của thị trường.

Vậy với một DN thì nên nhìn nhận việc hoạch định chiến lược phát triển như thế nào là hợp lý? Để hỗ trợ các DN khởi nghiệp có thể đưa ra những quyết định sáng suốt ngay từ những bước đầu tiên, chương trình CEO – Chìa khóa thành công số 09 đã đưa ra chủ đề “Khởi nghiệp-Hoạch định đường xa” để cùng các nhà kinh doanh tìm giải pháp tháo gỡ. Chương trình phát sóng trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam vào 10h sáng chủ nhật ngày 15 tháng 7 năm 2018.

nguyen-dinh-tu-ceo-chiakhoathanhcong-kndn-2

CEO Nguyễn Đình Tú - Chủ tịch HĐQT Công ty Indec Furniture kiêm Giám Đốc Công ty TNHH NT Indec trong vai trò CEO trong chương trình

Theo đó, một doanh nghiệp khởi nghiệp đang hoạt động tốt, có sản phẩm bán chạy trên thị trường. Những người đồng sáng lập công ty đã cho rằng nhân đà DN đang phát triển tốt, cần tăng tốc, mở rộng quy mô luôn để thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, người sáng lập kiêm CEO lại không đồng tình vì cho rằng cần phải phát triển có căn cứ, chiến lược từ khảo sát, phân tích thực tế trước tiên để tránh gặp rủi ro chứ không thể cứ tranh thủ thời cơ như vậy.

Theo dõi cuộc tranh biện giữa CEO và các nhà đồng sáng lập, nhiều khán giả trên Fanpage CEO – Chìa khóa thành công đã ủng hộ quan điểm của CEO. Bạn Đặng Mai cho rằng: “Một trong những sai lầm dẫn đến sự sụp đổ của các DN khởi nghiệp là không có chiến lược phát triển rõ ràng. Họ chỉ nghĩ sản xuất được sản phẩm, bán được sản phẩm ra thị trường là xong. Như thế, DN không thể có nền tảng hoạt động vững bền được”.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lại ủng hộ quan điểm của các nhà đồng sáng lập, bạn Ngọc Hải chia sẻ: “Khi DN đã định vị được thương hiệu trên thị trường thì việc làm khảo sát, phân tích tâm lý khách hàng có thể không quan trọng bằng việc DN nắm bắt được thời cơ, vươn lên, bứt phá. DN nên dựa vào tình hình kinh doanh thực tế để quyết định bước đi mới”.

Kết quả cuộc tranh biện sẽ ra sao? CEO hay các nhà đồng sáng lập sẽ có lý lẽ thuyết phục hơn? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Khởi nghiệp-Hoạch định đường xa” vào 10h sáng chủ nhật tuần này.

nguyen-dinh-tu-ceo-chiakhoathanhcong-vanhoadoanhnhan

CEO Nguyễn Đình Tú (ở giữa) tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group và Bia Hà Nội thực hiện)

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, PwC Việt Nam và Bia Hà Nội.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

Hồng Liên

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp và hoạch định chiến lược phát triển

 

hoa-moc-thien-2

E-banner-wedding-2

bia-kndn

miss-charm

hoa-moc-thien

E-banner-meeting-1

dai-lam-moc