Chuyện tể tướng và con bò kéo xe |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ sáu, 11/05/2018, 09:15 GMT+7 |
Trong công việc thường ngày, chúng ta thường thấy mẫu hình lãnh đạo cần cù chịu khó, đi sớm về muộn. Cho dù là việc lớn hay nhỏ đều tự tay mình làm, rất vất vả, nhưng công việc do họ đảm nhiệm lại không đâu vào đâu. Những vị lãnh đạo này giống như những con quay xoay từ sáng đến tối. Việc gì họ cũng lo, cũng quản lý, kết quả chẳng làm tốt việc gì cả. Người lãnh đạo thông minh phải xử lý công việc như thế nào? Chuyện xưa kể rằng mùa xuân năm nọ, có một vị tể tướng khi đi ngang qua con phố náo nhiệt, tấp nập người qua lại thì gặp một nhóm người đang đánh nhau, thương vong rất nhiều nhưng ông lại cho xe đi lướt qua, coi như không có chuyện gì xảy ra. Một lát sau lại thấy một con bò kéo xe đang thở phì phò, ông vội vàng sai người đi hỏi chủ nhân con bò xem chuyện ra sao. Những tùy tùng đi theo ông lấy làm lạ lắm, tại sao tể tướng thấy cảnh ẩu đả của rất nhiều người thì chẳng mảy may quan tâm, trong khi đó lại lo lắng đến một con bò đang mệt mỏi, thế chẳng phải là coi con vật hơn con người hay sao. Trước tình cảnh đó, có người đã lấy hết dũng khí hỏi tể tướng. Câu chuyện trên cho thấy, những việc mà người lãnh đạo cần chuyên tâm tập trung công sức để làm là: thứ nhất, đánh giá và nắm đại cục; thứ hai, điều chỉnh năng lực tập thể; thứ ba, khiến người dưới tận tâm tận lực, phát huy hết khả năng của bản thân. Từ cổ chí kim, có rất nhiều lãnh đạo xuất sắc đều là những người nắm quyền quan trọng nhất, những việc nhỏ còn lại giao cho cấp dưới làm. Nếu ôm đồm hết mọi việc lớn nhỏ, thì không những bản thân không đủ sức làm mà hiệu quả thu được cũng không cao. Một doanh nghiệp cho dù ít nhân viên, người lãnh đạo cho dù có hiểu mọi hành vi của cấp dưới thì sau khi trao quyền người lãnh đạo cũng không thể bỏ mặc tất cả, nếu không, kết quả sẽ không như mong muốn. Trong thực tế, để việc trao quyền có hiệu quả người lãnh đạo cần chú ý năm vấn đề sau: Trao quyền công khai Trao quyền công khai trước tập thể khiến cho những tập thể và cá nhân có liên quan đến người được giao nhiệm vụ nắm được tình hình, người quản lý trao cho ai quyền gì, quyền hạn đến đâu…, từ đó tránh được mâu thuẫn trong xử lý công việc hoặc những đơn vị và cá nhân khác không hợp tác. Trao quyền trước tập thể còn giúp cho người được trao quyền cảm thấy mình được tôn trọng, nhận rõ được trách nhiệm để từ đó sẽ tích cực hơn, chủ động hơn và làm việc có hiệu quả hơn. Trao quyền phải có căn cứ Khi trao quyền phải có căn cứ, vì vậy cách tốt nhất là áp dụng phương pháp trao quyền bằng quyết định văn bản. Trao quyền bằng quyết định văn bản có các hình thức như thư tay, bản ghi nhớ, thư ủy quyền, công văn… Trao quyền bằng văn bản có ba ưu điểm sau: Một là, khi có người không phục sẽ lấy đó làm căn cứ; hai là, sau khi xác định rõ phạm vi quyền hạn đã trao thì vừa có thể khống chế việc cấp dưới làm những việc vượt quá quyền hạn của mình, vừa có thể tránh hiện tượng "trao quyền ngược" từ phía cấp dưới; ba là, có thể tránh trường hợp người lãnh đạo đã trao quyền rồi nhưng lại tự mình đi xử lý những việc đã phân công cho người khác. Không nên tùy tiện thu hồi quyền lực đã trao Nếu như hôm nay trao quyền, ngày mai lại thay đổi thì sẽ gây ra ba điều bất lợi: Một là, làm như vậy chẳng khác gì tuyên bố với người khác rằng mình đã sai lầm trong việc trao quyền, cần phải sửa sai; hai là, sau khi thu hồi lại quyền lực, tự mình phụ trách công việc đó thì sẽ càng khó khăn, gây ra sai sót tiếp; ba là, sẽ khiến nhân viên cấp dưới có cảm giác lãnh đạo trao quyền nhưng không yên tâm, họ sẽ tự cho rằng bản thân không nhận được sự tín nhiệm từ đó dễ sinh ra bất mãn với lãnh đạo. Do đó sau khi trao quyền, cần có sự chuẩn bị tâm lý cho những sai sót của cấp dưới, cho dù người được trao quyền mắc phải sai sót cũng cần dành thời gian cho họ sửa sai bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho họ, chứ không phải là thu lại quyền lực đã trao. Thu lại quyền lực một cách cố ý hoặc vô ý Hiện tượng thu hồi quyền lực một cách cố ý hoặc vô ý rất hay xảy ra. Sau khi bạn đã xác định rõ sẽ trao quyền cho ai làm việc gì, nhưng một ngày nào đó bỗng nhiên gặp anh ta trên đường đi đến văn phòng, bạn chậm rãi hỏi anh ta một câu: "Kế hoạch của cậu đã bàn với ông A, ông B chưa?", bạn sẽ thấy mặt anh ta ỉu xìu. Câu nói đó của bạn chẳng khác nào việc bạn thu hồi lại tất cả quyền hạn đã trao cho anh ta. Có thể là bạn vô ý, nhưng hậu quả khách quan chính là việc anh này sẽ nghe theo lời bạn mà đem ra bàn bạc với ông A, ông B nào đó, như vậy, việc trao quyền kia coi như đã kết thúc. Vùng cấm của hành vi trao quyền Trao quyền cũng có giới hạn nhất định, hay nói theo cách khác cũng có vùng cấm của nó. Có những quyền mà càng trao cho người khác làm thay càng tốt, nhưng cũng có những việc ít trao đi mới là tốt. Thông thường, vùng cấm của trao quyền gồm có: quyền phê duyệt kế hoạch phát triển lâu dài của doanh nghiệp, quyền bố trí nhân sự quan trọng, quyền quyết định phương hướng cải tiến và phát triển kỹ thuật của doanh nghiệp, quyền quyết định quy chế nội quy quan trọng của doanh nghiệp, quyền quyết định về việc bố trí, thay đổi, giải thể cơ cấu trong doanh nghiệp, quyền kiểm tra những hoạt động trọng yếu trong doanh nghiệp, quyền xác lập chế độ thưởng phạt đối với những việc có tính nhạy cảm cao, quyền quyết định những vấn đề liên quan đến tập thể, liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Theo Thảo Nguyên - ttvn.vn - 11/05/2018 Link nguồn: http://ttvn.vn/kinh-doanh/chuyen-te-tuong-va-con-bo-keo-xe-sep-gioi-la-sep-biet-trao-quyen-cho-nhan-vien-5201811584815547.htm Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|