Chiến lược hậu M&A: Bài toán cần tính kỹ |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ hai, 23/04/2018, 15:39 GMT+7 | |
Có khá nhiều lý do thúc đẩy hoạt động M&A trong môi trường hiện nay, từ thôn tính đối thủ, mở rộng thị phần, tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực mới, đa dạng hóa ngành nghề khác nhau…. Tuy nhiên, để một thương vụ M&A thực sự đạt được hiệu quả (tăng giá trị cộng hưởng về vốn, về quản trị doanh nghiệp, về bộ máy nhân sự, mạng lưới phân phối…), DN cần có những tính toán thật kỹ lưỡng, đặc biệt là chiến lược hậu M&A. Việt Nam là một thị trường đang phát triển và thu hút nhiều sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Nhờ vào sự hội nhập toàn cầu, tình hình chính trị - xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, cũng như những chính sách tái cơ cấu trong nhiều ngành nên hoạt động M&A tại Việt Nam đang tăng tốc mạnh. Về nguyên tắc, việc tiến hành mua lại và sáp nhập một DN phải tạo ra được những giá trị mới cho các cổ đông mà việc duy trì tình trạng cũ không đạt được; giá trị của công ty sau khi tiến hành M&A phải lớn hơn tổng giá trị hiện tại của cả hai công ty khi còn đứng riêng rẽ; những công ty mạnh mua lại công ty khác thường nhằm tạo ra một công ty mới với năng lực cạnh tranh cao hơn, đạt hiệu quả tốt về chi phí, chiếm lĩnh thị phần lớn hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn…. Bởi sau khi thực hiện M&A, hai bên có thể khai thác được những lợi thế lẫn nhau, tăng thị phần, tận dụng quan hệ khách hàng, khả năng bán chéo sản phẩm, dịch vụ,… từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Anh Nguyễn Văn Mết - Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Phân phối Thực phẩm MET Tại Việt Nam, năm 2017 vừa qua được đánh giá là năm đình đám với nhiều thương vụ M&A “khủng” của các đại gia trong và ngoài nước ở lĩnh vực bán lẻ, sản xuất hàng tiêu dùng, bất động sản… Sự kiện nóng nhất trong năm 2017 chính là thương vụ thâu tóm Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) của ThaiBev với trị giá lên tới 5 tỷ USD. Đây được xem là thương vụ M&A lớn nhất từ trước đến nay của ngành bia châu Á, đứng trên cả thương vụ 4 tỷ USD hồi năm 2012 khi Heineken thâu tóm ABP - công ty sở hữu nhãn bia Tiger. Thương vụ đứng thứ hai thuộc về một doanh nghiệp nội là Thế Giới Di Động khi đã thâu tóm chính đối thủ của mình là Trần Anh…. Ví dụ trên là chứng rõ nét chứng minh cho những lợi ích đầy hứa hẹn từ các thương vụ M&A. Tuy nhiên không vì thế mà không có những thương vụ M&A được coi là thảm họa khi gây thiệt hại cho nhiều ông lớn trên thế giới. Chẳng hạn thương vụ Sony và Columbia Pictures năm 1989: Thiệt hại 3,2 tỷ USD; Yahoo và Broadcast.com năm 1999: Thiệt hại 5,7 tỷ USD hay sự kết hợp giữa tập đoàn truyền thông giải trí của Mỹ Time Warner - TWvà công ty cung cấp dịch vụ Internet toàn cầu AOL năm 2000 gây thiệt hại khoảng 299 tỷ USD Rõ ràng, không phải thương vụ M&A nào cũng đạt được kết quả như mong muốn ban đầu. Theo các chuyên gia, tỷ lệ thất bại của các thương vụ M&A khi có lên tới 60 – 90%. Nguyên nhân chủ yếu là bởi nhiều DN thường chỉ tập trung vào việc làm thế nào để đàm phán một thương vụ M&A thành công hơn là đưa ra những tính toán kỹ lưỡng về mặt chiến lược thời kỳ hậu M&A. Bởi vậy, với các DN Việt, đặc biệt là các DNGĐ, nếu muốn tránh rủi ro và thất bại thì cần phải tính toán thật kỹ các bước, đặc biệt là chiến lược giai đoạn hậu M&A. Và bài toán hậu M&A đó cũng là vấn đề mà một DNGĐ gặp phải trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công (trên kênh VTV1) với chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán đa thương hiệu”. Anh Nguyễn Văn Mết tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công trong vai trò là CEO Theo đó, chương trình đưa ra câu chuyện của một doanh nghiệp gia đình sản xuất và kinh doanh café có lịch sử phát triển 20 năm, sở hữu thương hiệu Cafe Cao Nguyên nổi tiếng trong nước và một số nước trên thế giới. DN sở hữu một chuỗi cửa hàng có vị trí đắc địa bậc nhất với nhiều dòng sản phầm đa dạng như cafe xay, cafe bột, đóng gói, pha sẵn.... Trên đà phát triển, Cao Nguyên Cafe đã chớp thời cơ thu mua một thương hiệu ẩm thực nổi tiếng khác (phở Kinh Kỳ) cũng có chuỗi cửa hàng đắc địa nhất nhì trên cả nước. Đó là một thương vụ M&A đình đám của 2 thương hiệu khét tiếng với 2 chuỗi cửa hàng vàng. Thương vụ diễn ra hết sức tốt dẹp. Các cổ đông cùng HĐQT đều hoan hỷ hài lòng. Tuy nhiên, ngay sau đó, giữa CEO và các thành viên còn lại của HĐQT đã phát sinh mâu thuẫn về chiến lược khai thác thương hiệu và chuỗi vừa thu mua đươc. Các thành viên HĐQT thì cho rằng vốn đầu tư bỏ ra là khá lớn. Mua xong mà để đó, không tận dụng chuỗi địa điểm đắt giá của thương hiệu Phở Kinh Kỳ là quá lãng phí. Bởi vậy, kinh doanh trộn lẫn cả hai thương hiệu là phương án tối ưu. Cách làm này nhằm cộng lực hai thương hiệu mạnh với nhau (nhân đôi giá trị thương hiệu và chuỗi địa điểm) để làm tăng gấp đôi - gấp 3 giá trị thương hiệu. Tuy nhiên CEO đã kiên quyết phản đối do lo ngại điều đó sẽ làm lẫn lộn ý niệm thương hiệu. Bởi kinh nghiệm nhiều vụ M&A đã cho thấy, nếu sở hữu hai hệ thống riêng biệt thì không sao, nhưng cứ gộp vào là sẽ thất bại. Trong vai trò CEO, anh Nguyễn Văn Mết, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thương mại Phân phối Thực phẩm MET đã tham gia chương trình CEO- Chìa khóa thành công để cùng tranh biện và tìm hướng giải quyết vấn đề trên. CEO Nguyễn Văn Mết và các doanh nhân đang bàn luận trong chương trình CEO - Chìa khóa thành công Ý kiến của anh đã nhận được sự đồng tình của nhiều khán giả theo dõi trên Fanpage CEO - Chìa khóa Thành Công. Tuy nhiên, cũng không phải là không có ý kiến phản đối. Chính sự khác biệt về quan điểm…. đã tạo nên sức hấp dẫn và hút lớn của chương trình. Và việc theo dõi Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình – Bài toán đa thương hiệu” sẽ mang lại những gợi mở hữu ích cho nhiều doanh nghiệp. Bởi tình huống của doanh nghiệp được đặt ra trong chương trình cũng chính là bài toán mà nhiều doanh nghiệp sẽ phải giải trong thực tế phát triển. Chương trình CEO – Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Novaland.
Bình Nguyên * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|