Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế...
Agribank tặng quà cho người có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Xuân Ất Tỵ
Agribank vừa phối hợp cùng đại biểu Quốc hội và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc trao quà Tết đến...
Khai mạc chương trình ‘Bánh chưng xanh - Tết vì người nghèo’ năm 2025
Doanh thu công ty bia rượu tăng, chủ hãng trà bí đao Wonderfarm báo lãi giảm sâu
Doanh nghiệp Malaysia vốn hóa 25 tỉ USD tiết lộ kế hoạch đầu tư tại Việt Nam
TS Võ Trí Thành: Chưa bao giờ doanh nghiệp nhiều niềm tin, khát vọng như lúc này
'Vua rác' David Dương là ai, vì sao vướng lao lý tại Mỹ?
Ông David Dương là một doanh nhân gốc Việt, có biệt danh "vua rác". Công ty của ông David Dương vừa...
Thủy Tiên từ chuyên gia sức khỏe đến doanh nhân tiêu biểu của Công ty CP Dược phẩm Nano Bio VN
Ông Nguyễn Hữu Tú làm tổng giám đốc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
Các sếp Phát Đạt muốn bán ra cổ phiếu, người thu nhập khủng nhất còn thoái sạch
Giảm thiểu rác thải nhựa trong du lịch để phát triển bền vững
Du lịch được xem là lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm rác thải nhựa, nhưng...
Du lịch tự túc lên ngôi mùa Tết
Du xuân Cam Ranh, du khách nhất định không thể bỏ qua những trải nghiệm này
Gợi ý những điểm du lịch sát Tết 'bao vui' chỉ từ 5 triệu đồng
Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Bến cảng tổng hợp quốc tế Mỹ Xuân
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 200/QĐ-TTg ngày 21/01/2025 chấp thuận điều chỉnh...
Nhu cầu điện tăng cao, Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch cung cấp điện 2025
Tạo xung lực mới cho hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư Việt Nam - Ba Lan
Tạo cú hích mạnh mẽ cho nền kinh tế, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tốc và bứt phá
Siết chặt quản lý thương mại điện tử qua biên giới để bảo vệ người tiêu dùng
Dự án muối mỏ kali tại Lào của Vinachem quy mô hơn 520 triệu USD khởi động lại sau 8 năm
Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã chính thức nhận được giấy phép đầu tư và các văn...
Đường sắt tốc độ cao sẽ được kết nối hoàn chỉnh trong mạng lưới giao thông
Lễ ký kết chuyển giao công nghệ giữa VNEI và CICan đã diễn ra tại Canada
Trang Emma 'lột xác' từ vai đanh đá đến nữ quân y trong 'Không thời gian'
Trước khi gây chú ý với vai nữ quân y trong phim 'Không thời gian', Trang Emma từng biến hóa qua nhiều...
CLB Doanh nhân Toàn cầu (Gen Club) chính thức ra mắt Cộng đồng Doanh nhân
Hoa hậu Phương Triều được vinh danh Ngôi sao Toàn năng năm 2024
Hoa hậu Truyền thông Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận danh hiệu Ngôi sao Trí tuệ năm 2024
Toy 2 Pearl -Tái sinh huyền thoại hương độc bản từ Moschino
Moschino Toy 2 Pearl được xem là một trong những sự lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích sự...
Lợi ích của cá chép với sức khỏe không phải ai cũng biết
Versace Eros: Âm hưởng từ những hương thơm nam tính và đầy quyến rũ
Có nên thay đổi thời gian làm việc cơ quan hành chính từ 8h30? |
Thứ sáu, 03/05/2019, 10:04 GMT+7 |
Dự thảo Luật Lao động sửa đổi đề xuất giờ làm việc của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên toàn quốc bắt đầu từ 8h30. Trong Tờ trình dự án Luật Lao động sửa đổi, Bộ LĐ-TB-XH cho rằng, ở Việt Nam, hiện tại việc quyết định thời điểm bắt đầu làm việc của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định; của cơ quan hành chính do người đứng đầu cơ quan quyết định đúng theo thẩm quyền lãnh đạo, điều hành quy định tại Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương. Bộ LĐ-TB-XH cho rằng việc áp dụng giờ làm việc trong các cơ quan Nhà nước trên thực tế hiện nay đang xảy ra một số tồn tại như: Không có sự thống nhất giữa giờ làm việc của các cơ quan trung ương và địa phương (các cơ quan trung ương bắt đầu làm việc lúc 8h, trong khi đa số các địa phương bắt đầu từ 7h vào mùa hè hoặc 7h30 với mùa đông), trên địa bàn Thủ đô Hà Nội cũng có sự khác nhau. Bộ LĐ-TB-XH đề xuất thay đổi thời gian làm việc ở cơ quan hành chính. (Ảnh minh họa, nguồn: KT) Tình trạng này chưa đảm bảo sự liên kết, kết nối giữa giờ làm việc của khối cơ quan hành chính Nhà nước ở trung ương và địa phương, đồng thời chưa phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển. Trên cơ sở tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, nhà quản lý, công chức, người lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước, Dự thảo luật Lao động sửa đổi đưa ra 2 phương án gồm: Phương án 1, bổ sung vào Bộ Luật Lao động quy định: “Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước”. Thời gian làm việc dự kiến là từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút (trừ những đơn vị hoặc bộ phận phải thường trực 24/24 giờ để đảm bảo liên thông công việc hoặc trực tiếp giải quyết công việc với người dân). Phương án này giúp thống nhất giờ làm việc cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương, phù hợp hơn với thời gian làm việc của các quốc gia. Phương án 2, giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không được quy định trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính (Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, đối với Ủy ban nhân dân và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định). Trao đổi về vấn đề này dưới góc độ tác động đến sức khỏe người lao động, bác sỹ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn cho rằng, hiện nay ở các nước phát triển, hầu hết giờ làm việc buổi sáng từ 9h-9h30. Nếu như giờ làm việc bắt đầu từ 7h, 7h30, người dân phải dậy từ sớm. Trong khi đó, thời gian buổi sáng khá quan trọng với nhịp sinh học cơ thể. Nhiều người cần có thời gian buổi sáng để tập thể dục, ăn sáng, chuẩn bị năng lượng cho cả ngày làm việc. Do đó, BS Phúc đồng ý với phương án đẩy giờ làm việc lên 8h30. Về đề xuất quy định thời gian nghỉ trưa là 60 phút, BS Phúc cho rằng, người Việt Nam có thể trạng nhỏ, yếu. Kết hợp với khí hậu nhiệt đới, thường xuyên có thay đổi về thời tiết, cơ thể con người hay có cảm giác mệt mỏi. “Người nước ngoài không có thói quen và không quan trọng việc nghỉ trưa, nhưng nếu người Việt Nam không được ngủ trưa khoảng 10-15 phút thì nhiều người sẽ bị uể oải, ảnh hưởng đến công việc buổi chiều. Tôi cho rằng, thời gian nghỉ trưa nếu được 90 phút sẽ tốt hơn, mức 60 phút có thể chấp nhận được, tuy nhiên hơi cập rập”. Còn theo ông Phạm Minh Huân, nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, đề xuất này đã có từ năm 1994, khi soạn thảo dự thảo luật Lao động sửa đổi, vấn đề này lại một lần nữa được đưa ra với mong muốn có sự thống nhất giữa địa phương và trung ương. Tuy nhiên, khi đưa vào thực tế, các địa phương cho rằng khó áp dụng bởi đặc điểm địa lý, Việt Nam trải qua nhiều vĩ độ, nên việc quy định tất cả các địa phương không phù hợp. “Chính vì những lý do này, nên dù đã được đưa ra trước đó, nhưng nội dung này không được đưa vào luật, giờ làm việc của trung ương do trung ương thống nhất, còn giờ địa phương, do địa phương quyết định”, ông Huân cho biết. Ông Lê Đình Quảng, Phó trưởng Ban quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho rằng, không cần phải thống nhất giờ làm việc chung trong cơ quan hành chính nhà nước, điều này không phù hợp với thực tế từng địa phương. “Theo tôi, nên giữ nguyên giờ làm việc như hiện hành vì chưa thấy có biến động gì. Giờ làm việc của doanh nghiệp nên để doanh nghiệp quy định, công khai và lấy ý kiến người lao động". Còn theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học lao động xã hội, không nên quy định cứng về thời gian bắt đầu làm việc. “Việc này bộc lộ nhiều nhược điểm như tạo sức ép về giao thông, hoặc các địa phương làm việc từ 7h30, nếu 8h30 mới bắt đầu thì quá muộn. Trong thời buổi kinh tế thị trường, kinh tế chia sẻ con người có nhiều cách làm việc. Tư duy quản lý tập trung càng không hiệu quả”, bà Hương nhấn mạnh. Chuyên gia này cho rằng, hiện ở nhiều quốc gia cho phép người lao động tự chọn giờ làm việc linh hoạt, miễn sao đủ 8 tiếng, đảm bảo năng suất. Do đó bà Hương cho rằng không cần thiết đưa vấn đề này vào luật. Theo Nghị quyết số 57/2018/QH14 ngày 8/6/2018 của Quốc hội khóa 14, Dự án Bộ luật Lao động (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8. Theo Nguyễn Trang/VOV.VN - 3/5/2019 Link nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/co-nen-thay-doi-thoi-gian-lam-viec-co-quan-hanh-chinh-tu-8h30-904726.vov Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|