top-banner-2

Thứ hai, 07/10/2024, 11:18 GMT+7

Ăn trái nhàu sẽ đỡ bị đau xương khớp, ăn được, ngủ được?

Viết bởi ducanh   
Thứ hai, 07/10/2024, 11:18 GMT+7

Nhiều người bị đau xương khớp đang tìm mua trái nhàu để ăn, uống vì tin rằng sẽ đỡ bị đau xương khớp, ăn được ngủ được. Trái nhàu có tác dụng như vậy không?

an-trai-nhau-se-do-bi-dau-xuong-khop-an-duoc-ngu-duoc

Trái nhàu - Ảnh minh họa

Bác sĩ Ngô Thị Bạch Yến, trưởng đơn vị điều trị - chăm sóc da, khoa khám bệnh - Bệnh viện Y học Cổ truyền TP.HCM, cho biết trái nhàu ăn sống được, tuy nhiên loại trái này có vị chát và mùi khá khó ngửi nên mọi người hay sử dụng nước ép trái nhàu.

Điều trị viêm xương khớp, thấp khớp, đau lưng...

Nước ép trái nhàu có hàm lượng kali rất cao, chứa vitamin C, vitamin A và nhiều hoạt chất khác có thể giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương trong cơ thể, kích hoạt hệ thống miễn dịch.

Nước ép trái nhàu là một trong những thực phẩm toàn phần đầu tiên được chấp thuận theo quy định về thực phẩm mới của Liên minh châu Âu năm 1997. 

Trung Quốc cũng đã công nhận một nguồn nước ép trái nhàu an toàn và là loại thực phẩm chức năng có thể tăng cường khả năng miễn dịch.

Trong dược điển truyền thống, trái nhàu vị đắng, cay, tính ấm, quy kinh thận, đại tràng. Tác dụng có thể ngăn ngừa và chữa khỏi một số bệnh. 

Nó chủ yếu được sử dụng để kích thích hệ thống miễn dịch và do đó chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và nấm; nó cũng được sử dụng để ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của khối u, bao gồm cả khối u ác tính.

Nước ép trái nhàu có tác dụng giảm viêm

Ở Pháp, nước ép trái nhàu được sử dụng để điều trị viêm xương khớp, thấp khớp, đau lưng, các vấn đề về khớp, bệnh trĩ, dị ứng da, bỏng và mụn cóc, giúp tăng cường năng lượng, cải thiện sức khỏe, giảm đau, ít nhiễm trùng hơn, cải thiện giấc ngủ, cải thiện tiêu hóa cũng như giảm các triệu chứng dị ứng và hen suyễn.

Nước ép trái nhàu có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn so với các loại nước ép trái cây khác. Chính hoạt động này và sự tương tác của nó với hệ thống miễn dịch và các con đường gây viêm có thể giải thích cho nhiều lợi ích sức khỏe được quan sát thấy của nước ép trái nhàu.

Nước ép trái nhàu bảo vệ cơ thể chống lại độc tính của khói thuốc lá, ổn định lipid máu, kiểm soát tình trạng viêm toàn thân, giúp cải thiện tình trạng đau khớp và khả năng vận động, tăng sức bền thể chất, tăng hoạt động miễn dịch, quản lý cân nặng, duy trì sức khỏe xương khớp ở phụ nữ, kiểm soát huyết áp và cải thiện sức khỏe nướu răng...

Rễ nhàu được dùng làm thuốc chữa bệnh tăng huyết áp. Người dân dùng rễ nhàu sắc uống hằng ngày thay nước chè. Ngoài ra, rễ nhàu thái nhỏ, sao vàng ngâm rượu, uống chữa bệnh nhức mỏi, đau lưng.

Lá nhàu giã nát, đắp chữa mụn nhọt, làm chóng lên da non. Sắc uống chữa lỵ, đi ngoài, chữa sốt, nhức đầu, chóng mặt, làm thuốc bổ. Liều dùng 8-10g sắc với 500ml nước chia làm 2 lần uống trong ngày.

Một số lưu ý khi dùng trái nhàu

Theo bác sĩ Bạch Yến, không có đủ thông tin đáng tin cậy để biết liệu trái nhàu có an toàn khi sử dụng khi mang thai hoặc cho con bú hay không. Do vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Trái nhàu chứa một lượng lớn kali. Điều này có thể gây ra vấn đề cho những người bị bệnh thận. Vì thế, không sử dụng trái nhàu với số lượng lớn nếu có bệnh lý về thận.

Trái nhàu chứa một lượng lớn kali nên uống nước ép trái nhàu có thể làm tăng nồng độ kali trong máu.

Trái nhàu có liên quan đến một số trường hợp tổn thương gan, nếu bị bệnh gan cũng nên tránh sử dụng.

Một số loại thuốc điều trị tăng huyết áp có thể làm tăng nồng độ kali trong máu. Uống nước ép trái nhàu cùng với các loại thuốc điều trị huyết áp cao này có thể khiến nồng độ kali tăng cao.

Uống nước ép trái nhàu có thể làm giảm hiệu quả của thuốc có tác dụng trong việc làm chậm quá trình đông máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đông máu.

Trái nhàu chứa một lượng lớn kali. Một số "thuốc lợi tiểu" cũng có thể làm tăng nồng độ kali trong cơ thể. Uống một số "thuốc lợi tiểu" cùng với trái nhàu có thể khiến tăng kali máu.

"Nước ép trái nhàu thường được người lớn sử dụng với liều lượng 85 - 115g bằng đường uống 1 - 2 lần mỗi ngày trong tối đa 3 tháng. Hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu liều lượng nào có thể tốt nhất cho tình trạng cụ thể của bạn", bác sĩ Bạch Yến khuyên.

(nguồn: tuoitre.vn)

 

Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ăn trái nhàu sẽ đỡ bị đau xương khớp, ăn được, ngủ được?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc