top-banner-2

Thứ sáu, 09/12/2016, 14:42 GMT+7

Câu chuyện doanh nghiệp gỗ: Sáp nhập & lấn sân có phải chiến lược khôn ngoan?

Viết bởi An An   
Thứ sáu, 09/12/2016, 14:42 GMT+7

Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm làm từ gỗ không chỉ đang tăng cao ở thị trường nội địa mà cả thị trường các nước. Hàng loạt cơ hội để mở rộng và phát triển kinh doanh đang mở ra cho các doanh nghiệp kinh doanh gỗ. Để nhanh chóng nắm bắt thành công các cơ hội đó, nhiều doanh nghiệp lựa chọn giải pháp mua bán và sáp nhập doanh nghiệp để mở rộng và phát triển.

ceo-bai-25-tapchithoidai-1

Doanh nhân Vũ Thị Mai – Tổng Giám đốc Công ty Đồ gỗ Mỹ nghệ Hướng Mai (mặc áo dài ở giữa) chụp hình lưu niệm cùng các chuyên gia và Doanh nhân trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công

Mua bán và sáp nhập để phát triển

Theo Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, số liệu thống kê và ước tính của Bộ Công Thương cho biết, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước trong 10 tháng đầu năm 2016 đạt 5,76 tỉ USD, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm 2015. Với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tháng 10 là 32% so với tháng 9, dự báo kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả năm 2016 rất khả quan, có khả năng đạt được mức 7,2 tỉ USD. Thời gian tới, lĩnh vực kinh doanh này được dự đoán sẽ tiếp tục phát triển khi các hiệp định tự do thương mại giữa Việt Nam và các nước được ký kết. Đây chính là một trong những lý do quan trọng để nhiều doanh nghiệp kinh doanh gỗ tiến hành các hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) để phát triển. Điển hình nhất là đầu năm 2016, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Tân Liên Phát công bố việc đã mua gần 72,2 triệu cổ phần của Gỗ Trường Thành để trở thành cổ đông lớn nắm giữ 49,9% cổ phần. Sau đó là thương vụ M&A đình đám của liên danh giữa quỹ VOF (do VinaCapital quản lý) và quỹ DEG, thành viên của Tập đoàn KfW (Đức), đã công bố khoản đầu tư 30 triệu USD vào Gỗ An Cường.

Có thể nói, các hoạt động M&A mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp như nhanh chóng có vốn để mở rộng và phát triển, có được sự hợp tác, tương trợ của các đối tác giàu kinh nghiệm, cải tổ và sắp xếp lại DN để bài bản và chuyên nghiệp hơn. Tuy nhiên, trong xu hướng này, đang có một số doanh nghiệp muốn mở rộng và vươn ra cả những lĩnh vực không thuộc sở trường của mình. Đó chính là câu chuyện của một số doanh nghiệp chuyển sản xuất gỗ nhưng này muốn đầu tư, phát triển thêm cả mảng phân phối.

“Lấn sân” liệu có phải là chiến lược khôn ngoan?

Đối với một doanh nghiệp từ trước đến nay chỉ chuyên đi sâu về sản xuất thì đến nay gây dựng ra hệ thống phân phối cũng chính là cánh tay nối dài của doanh nghiệp. Điểm yếu của nhiều doanh nghiệp sản xuất hiện nay là không nắm được hệ thống phân phối của riêng mình và có nguy cơ bị suy thoái. Khi hội nhập sâu rộng, đối thủ quyết liệt hơn sẽ tạo ra những áp lực về giá cả, thông qua việc cạnh tranh để chiếm được vị thế với nhà phân phối, làm giảm lợi nhuận, và do đó không thể mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh được. Vì vậy, lĩnh vực sản xuất hiện đã đi vào ổn định và phát triển thì doanh nghiệp chỉ cần giữ vững và tập trung phát triển hệ thống phân phối. M&A là điều kiện thuận lợi nhất vào lúc này khi doanh nghiệp tìm mua lại những công ty phân phối trên thị trường với giá cả phải chăng để thực hiện hoài bão của mình.

Thế nhưng, nếu không tỉnh táo thì việc M&A sẽ là con dao hai lưỡi giết chết DN bất cứ lúc nào, bởi việc mở rộng quá xa ngành nghề kinh doanh chính của mình không phải lúc nào cũng thượng sách. Đó cũng là câu chuyện của DN sản xuất đồ gỗ trong chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công với chủ đề “Mua bán và sáp nhập – Đa dạng hay tập trung” lên sóng vào ngày 11/12/2016 trên kênh VTV1. Nhờ những nỗ lực trong việc cải tổ và chuyển đổi bộ máy điều hành từ mô hình gia đình sang chuyên nghiệp nên hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng ổn định, phát triển. Với đà phát triển và những lợi thế đó, doanh nghiệp đã đặt ra mục tiêu phát triển nhanh, chớp lấy cơ hội để mở rộng và phát triển nhằm nắm bắt cơ hội khi TPP và các hiệp định thương mại khác có hiệu lực chính thức. Trong đó, doanh nghiệp đặt ra mục tiêu chiến lược là phải mở rộng quy mô thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A).

ceo bai 25 tapchithoidai 2

Doanh nhân Vũ Thị Mai – Tổng Giám đốc Công ty Đồ gỗ Mỹ nghệ Hướng Mai tham gia chương trình CEO-Chìa khóa thành công trên VTV1 với chủ đề “Mua bán và sáp nhập – Đa dạng hay tập trung” của Doanh nghiệp sản xuất gỗ sẽ bàn luận về vấn đề này trên sóng truyền hình.

Để tìm lời giải cho vấn đề này, chương trình đã mời bà Vũ Thị Mai – Tổng giám đốc Công ty Đồ gỗ Mỹ nghệ Hướng Mai. Với 26 năm trên thương trường, từ một xưởng sản xuất đồ gỗ nhỏ được tiếp quản từ gia đình, dưới sự dẫn dắt và điều hành của bà, cùng với niềm đam mê mãnh liệt với các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ. Đến nay, bà đã gây dựng và phát triển xưởng gỗ năm xưa trở thành một trung tâm thương mại đồ gỗ 9 tầng với diện tích gần 10.000 mét vuông, ba xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ với gần 200 nghệ nhân lành nghề. Đồ gỗ Hướng Mai không chỉ là thương hiệu đồ gỗ mỹ nghệ hàng đầu tại Đồng Kỵ mà còn là điểm tham quan, du lịch và mua sắm các sản phẩm đồ gỗ của du khách trong và ngoài nước. Đây là những thành quả của một chặng đường bền bỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ của bà. Bởi nghề gỗ đã ăn sâu vào tiềm thức, nên bà rất hào hứng chia sẻ về vấn đề này.

Với kinh nghiệm dày dặn trong ngành gỗ, bà Mai cho rằng: “Doanh nghiệp nên phát triển theo hướng mở rộng chuỗi giá trị của mình bằng cách mua lại một công ty phân phối đang sở hữu gần 20 cửa hàng trên toàn quốc. CEO đề xuất mua một công ty có tiềm năng và hoạt động đã lâu trên thị trường, nhưng cũng đang lúng túng trong việc cải tổ để thoát ra khỏi mô hình gia đình. Với kinh nghiệm cải tổ doanh nghiệp, CEO tin chắc có thể có được một mạng lưới phân phối khá rộng với chi phí thấp, đảm bảo mang lại lợi nhuận từ lĩnh vực này trong một thời gian ngắn”. Giải pháp này của bà Vũ Thị Mai, nhận được khá nhiều sự ủng hộ của khán giả xem chương trình, đại diện là bạn Bích Loan: “Mua được doanh nghiệp vừa có tiềm năng lại mất chi phí thấp, mang lại lợi nhuận tốt thì đó là cơ hội hiếm có, phải tranh thủ tận dụng. Doanh nghiệp đã có kinh nghiệm sản xuất rồi, giờ mở rộng thêm phân phối thì mới lớn mạnh được chứ!”. Trước vấn đề này, các doanh nghiệp chế biến gỗ phải nâng cao năng lực quản trị, đổi mới công nghệ, đầu tư phát triển sản phẩm, nâng cao năng suất lao động… nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể vượt qua những thách thức và tận dụng tốt những cơ hội do các hiệp định thương tư do thế hệ mới mang lại.

Để xem lại chương trình, vui lòng truy cập kênh CEOtvnext trên Youtube. Để tham gia góp ý kiến về chủ đề này, hãy truy cập trang facebook fanpage của chương trình: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme. Để đăng ký tham gia làm người chơi trong chương trình liên hệ theo địa chỉ:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó. hoặc đường dây hỗ trợ doanh nghiệp: 098.148.6868.

Việt Chinh

*Nội dung được thực hiện bởi hoạt động kinh doanh của Trường Sơn Media theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Câu chuyện doanh nghiệp gỗ: Sáp nhập & lấn sân có phải chiến lược khôn ngoan?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc