Chiêu marketing độc đáo từ chiếc váy đổi màu gây bão |
Viết bởi Kim Cúc |
Thứ hai, 02/03/2015, 14:49 GMT+7 |
26/2/2015 đi vào lịch sử về bùng nổ thông tin trên mạng với câu chuyện mà trước đó rất ít người tin là có thể phát tán rộng: Màu sắc thực của một chiếc váy. Muốn gây bão, nội dung phải tích cực CNN đưa ra những lý giải chiếc váy gây sốt trên mạng như sau: con người có xu hướng thích tranh luận về những vấn đề mang tính chất lạc quan, vô thưởng vô phạt như là màu sắc của chiếc váy, hơn là những vấn đề "đau đầu" như nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIS) hay chính sách thuế khoá của Nhà nước. Đây là một sự thật mà không phải ai cũng nhận ra: thông tin đại đa số chúng ta đọc, chia sẻ cũng như thảo luận đều không phải là những tin tức "khó nhằn". Mới đây, đại học Vermont phối hợp với tập đoàn Mitre tiến hành một cuộc nghiên cứu về yếu tố cảm xúc trong những thông tin chúng ta hay chia sẻ trên mạng. Kết quả cho thấy, chúng ta sử dụng cũng như chia sẻ những thông tin có tính chất lạc quan vượt trội những tin tức mang tính bi quan, ở bất kỳ ngôn ngữ hay nguồn tin nào. "Chiếc váy này màu gì" là câu hỏi gây bão trên mạng toàn cầu suốt vài ngày qua. Ảnh: Twitter Một nghiên cứu khác dựa trên 10.000 nội dung gây bão mạnh nhất trên mạng từ BuzzSumo cũng cho thấy, đa phần những câu chuyện được phát tán rộng rãi không hề mang lại cảm xúc sợ hãi hay tức giận cho người đọc. Mà ngược lại là sự hài hước cũng như những tiếng cười. Marketing hiện đại và sức mạnh của mạng Internet 26/2/2015 đi vào lịch sử về bùng nổ thông tin trên mạng với câu chuyện mà trước đó rất ít người tin là có thể phát tán rộng: Màu sắc thực của một chiếc váy. Matt Ford, biên tập của trang The Atlantic, đã phát đi dòng tweet: "Ngày này sẽ được ghi nhận như một trong những điểm sáng nhất của Twitter. Và tôi thấy cần phải chia sẻ với các bạn điều này." Theo thông báo từ BuzzFeed, câu chuyện về chiếc váy đã có lúc mang lại cho trang tin này 670.000 người truy cập cùng lúc, tính ở thời điểm cao nhất. Trong số đó, 500.000 người sử dụng các thiết bị cầm tay, và một nửa số này đọc các nội dung liên quan tới chiếc váy. Hàng tá các câu chuyện ăn theo khác xuất hiện trên các trang mạng khác. Cuộc tranh cãi về chiếc váy đã khiến một trong những quản lý của BuzzFeed là Amy Filmore phải yêu cầu nhân viên của mình ngưng việc đăng bài trong một khoảng thời gian với lý do "quá nhiều người truy cập." Đây là một kỷ lục đối với website này. Các thương hiệu lớn không bỏ qua sự kiện này với những hình ảnh ăn theo câu chuyện. Ảnh: Twitter Câu chuyện về chiếc váy được đăng tải từ một tài khoản trên mạng xã hội Tumblr có tên Swiked, và chính BuzzFeed là "thủ phạm" gây ra cơn sốt về chiếc váy này. 18h14', Cates Holderness, quản lý bộ phận phát triển cộng đồng tại BuzzFeed, đăng tải câu chuyện này lên trang nhất. 2 giờ đồng hồ sau, bà cũng phải giật mình về sức nóng của câu chuyện khi đăng tải trên Twitter dòng tweet: "Tôi đã gây ra chuyện gì thế này?" Trang Entrepreneur đưa ra kết luận: Nếu có bất cứ câu chuyện nào được đăng tải rộng rãi trên Twitter, chúng ta hãy chuẩn bị tinh thần cho việc sẽ có hàng loạt các chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông xã hội tweet về câu chuyện đó. Tận dụng sức nóng của câu chuyện chiếc váy, hàng loạt các thương hiệu nổi tiếng như McDonald, Dunkin' Donuts,... cũng đồng loạt tweet về các sản phẩm của mình, và tất nhiên không quên kèm theo hashtag #TheDress đang gây bão trên mạng. Điều này, càng khiến cho câu chuyện về chiếc váy trở nên nổi tiếng. Theo Zing Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|