Cần quyết liệt ứng phó với tội phạm trong thanh toán ngân hàng |
Viết bởi ducanh |
Thứ hai, 18/12/2023, 10:39 GMT+7 |
Tình trạng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ đang bị các đối tượng tội phạm lợi dụng để tổ chức các đường dây đánh bạc, lừa dảo diễn biến ngày càng phức tạp. NHNN đang triển khai một số giải pháp nhằm góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tội phạm lợi dụng hoạt động thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp.
Hiện nay tình trạng tài khoản ngân hàng, ví điện tử không chính chủ đang bị các đối tượng tội phạm lợi dụng tổ chức các đường dây đánh bạc, lừa dảo diễn biến ngày càng phức tạp Diễn biến ngày càng phức tạp Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ, lãnh đạo Vụ Thanh toán (NHNN) cho hay: Trước tình trạng tội phạm công nghệ cao diễn biến phức tạp, NHNN đã triển khai một số giải pháp nhằm góp phần ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tội phạm lợi dụng hoạt động thanh toán cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp, cụ thể như: Thứ nhất, NHNN thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tham mưu các cấp liên quan sửa đổi, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật trong đó chú trọng yêu cầu về bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng bằng phương thức điện tử... Vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Giao dịch điện tử và NHNN đang rà soát để sửa đổi, bổ sung ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp. Thứ hai, NHNN thường xuyên ban hành các văn bản chỉ đạo các TCTD ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động thanh toán. Trong đó, về mở tài khoản thanh toán (TKTT), ví điện tử: Yêu cầu thực hiện kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và phù hợp, khớp đúng của giấy tờ tùy thân với khách hàng mở TKTT, Ví điện tử; xem xét sử dụng dụng thiết bị chuyên dụng đọc thông tin căn cước công dân (CCCD) gắn chip hoặc ứng dụng VNeID để đối chiếu, xác minh chính xác khách hàng mở TKTT/thẻ ngân hàng; việc mở TKTT, Ví điện tử, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử ưu tiên sử dụng CCCD gắn chip.... NHNN cũng có văn bản chỉ đạo nghiên cứu ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử trong hoạt động ngân hàng; trong đó có nội dung xây dựng kế hoạch làm sạch dữ liệu khách hàng cá nhân thông qua đối chiếu, xác thực dữ liệu khách hàng với nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư... góp phần rà soát đối tượng nghị ngờ giả mạo giấy tờ tùy thân để mở TKTT. Thứ ba, NHNN thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong công tác bảo đảm an ninh an toàn thanh toán thông qua các công việc cụ thể như: Trao đổi, cung cấp thông tin về hoạt động tội phạm liên quan đến lĩnh vực thanh toán, thông tin phục vụ công tác điều tra, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động thanh toán; chỉ đạo các TCTD về việc nghiên cứu, xây dựng kế hoạch làm sạch dữ liệu khách hàng cá nhân. NHNN và Bộ Công an đã thống nhất ban hành Kế hoạch phối hợp số 01/KHPH-BCA-NHNN về việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06, mở rộng triển khai kết nối, khai thác, ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, CCCD gắn chip điện tử; kiểm tra thực tế hoạt động mở, sử dụng TKTT, trung gian thanh toán (TGTT) tại một số NHTM, nhằm kịp thời phát hiện và có khuyến nghị tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn và hạn chế rủi ro trong hoạt động mở, sử dụng TKTT, TGTT. Các đơn vị NHNN đã làm việc với các đơn vị chức năng Bộ Công an (A05), có sự tham gia của một số NHTM về các giải pháp phối hợp ngăn chặn tình trạng mở, sử dụng tài khoản ngân hàng không chính chủ, sử dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật: rà soát, xác định các dấu hiệu khách hàng nghi ngờ liên quan đến gian lận, lừa đảo và việc phối hợp trao đổi thông tin về các trường hợp nghi ngờ liên quan đến tội phạm. Thứ tư, thường xuyên triển khai, tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm giúp cho người sử dụng; triển khai các chương trình truyền thông, giáo dục tài chính, góp phần phổ biến kiến thức, kỹ năng sử dụng các sản phẩm dịch vụ thanh toán cho người dân... Lãnh đạo Vụ Thanh toán NHNN phân tích: Xu hướng gia tăng của các tội phạm công nghệ, tội phạm trên không gian mạng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Việc này đặt ra các khó khăn, thách thức cho việc bảo đảm an toàn bảo mật hệ thống thống công nghệ, duy trì hoạt động thanh toán được thực hiện liên tục, an toàn; đồng thời cũng tiềm ẩn rủi ro tội phạm lợi dụng sử dụng dịch vụ thanh toán cho các hành vi gian lận, lừa đảo, mục đích bất hợp pháp,.. Vẫn còn một bộ phận người dân thiếu thông tin, chưa ý thức được đầy đủ sự quan trọng của việc bảo mật thông tin cá nhân, hậu quả của hành vi cho thuê, cho mượn, mua bán thông tin tài khoản, thẻ ngân hàng,... dẫn đến tội phạm lợi dụng cho mục đích gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp. Hoàn thiện hành lang pháp lý, phối hợp hiệu quả hơn Thứ nhất, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động thanh toán. Trong đó, NHNN tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật liên quan mở và sử dụng TKTT, thẻ ngân hàng, ví điện tử trong đó quy định chặt chẽ hơn về quy trình nhận biết, định danh khách hàng; bổ sung yêu cầu định kỳ xác thực lại khách hàng, liên kết lại ví điện tử với TKTT đã được làm sạch; dự kiến bổ sung quy định yêu cầu sử dụng CCCD gắn chip để mở TKTT, Ví điện tử, thẻ ngân hàng bằng phương thức điện tử... Thứ hai, bảo đảm sự vận hành thông suốt, an toàn của các hệ thống thanh toán. Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, triển khai ứng dụng các giải pháp bảo đảm an ninh, bảo mật trong hoạt động ngân hàng và tăng cường khả năng kết nối liên thông và tích hợp dịch vụ giữa ngành ngân hàng với các ngành, lĩnh vực khác, mở rộng hệ sinh thái số để gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng. Trong đó, ưu tiên kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Kế hoạch 01 phối hợp giữa NHNN và Bộ Công an để làm sạch dữ liệu, xác thực khách hàng và ứng dụng, triển khai các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng. Thứ ba, tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan trong công tác phòng chống tội phạm, phát hiện và ngăn chặn các hành vi gian lận, lừa đảo, bất hợp pháp; thực hiện công tác kiểm tra về hoạt động thanh toán và thường xuyên có cảnh báo, chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ TGTT nghiêm túc chấp hành các quy định của NHNN và pháp luật liên quan, đảm bảo an toàn hoạt động thanh toán, an toàn tài sản cho khách hàng. Tính đến 10/11/2023, 19/51 tổ chức TGTT đã và đang liên hệ với C06 và các đơn vị được C06 cấp Giấy phép để nghiên cứu, triển khai giải pháp xác thực khách hàng bằng CCCD gắn chip; 1 tổ chức TGTT (Công ty EPAY) đã hợp tác với C06 để triển khai ứng dụng tài khoản định danh và xác thực điện tử (VNeID). (nguồn: baochinhphu.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|