top-banner-2

Thứ tư, 30/06/2021, 15:20 GMT+7

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là điểm sáng khi tăng trưởng trong dịch Covid-19

Viết bởi Hà Phương   
Thứ tư, 30/06/2021, 15:20 GMT+7

Tốc độ tăng giá trị 3,84% thì tăng trưởng nông nghiệp lại đạt đỉnh cao mới trong bối cảnh đặc biệt khó khăn của dịch Covid-19, tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 24,23 tỉ USD.

Theo Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm sản, thủy sản 6 tháng đầu năm ước đạt 3,84%, trong đó nông nghiệp (gồm trồng trọt và chăn nuôi) tăng 3,71% (chăn nuôi tăng 5,73%), lâm nghiệp tăng 3,98%, thủy sản tăng 4,25%. Tốc độ tăng GDP ngành nông lâm sản, thủy sản 6 tháng đầu năm đạt trên 3,6%4; trong đó, nông nghiệp tăng 3,51%; lâm nghiệp tăng 3,5; thủy sản tăng 4,1%.

Ông Nguyễn Văn Việt, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: “Dù chịu ảnh hưởng nhiều từ đại dịch Covid-19 nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản 6 tháng năm 2021 vẫn tăng mạnh, đạt 24,23 tỉ USD, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020”.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là điểm sáng khi vẫn tăng trưởng trong dịch Covid-19.

Trong đó nông sản chính xuất khẩu 10,40 tỉ USD, tăng 13,3%; thủy sản 4,05 tỉ USD, tăng 12,5%; lâm sản 8,7 tỉ USD, tăng 61,5%. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch khoảng 6,7 tỉ USD, tăng 59,8% so với cùng kỳ năm 2020. Trung Quốc đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu 4,75 tỉ USD, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, với tốc độ tăng giá trị 3,84% thì tăng trưởng nông nghiệp lại đạt đỉnh cao mới trong bối cảnh đặc biệt khó khăn của dịch Covid-19 và thiên tai.

Những giải pháp phối hợp liên ngành, xử lý những đứt gãy thị trường tiêu thụ, xuất khẩu nông sản do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã đem lại kết quả. 6 tháng năm 2021, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo thúc đẩy mở cửa thị trường nông sản với các nước như: Peru, Australia… chủ động nghiên cứu, dự báo, tận dụng lợi thế từ các FTA để thúc đẩy xuất khẩu nông sản. Thúc đẩy lưu thông, thương mại biên giới, nắm bắt tình hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản.

Bên cạnh đó, phối hợp với Đại sứ quán, thương vụ Việt Nam tại các nước xây dựng các kênh trao đổi, cung cấp thông tin các thị trường xuất khẩu trọng tâm như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, EU và Trung Quốc… để phân tích, đánh giá, dự báo thị trường nông sản trong và sau đại dịch Covid-19, từ đó đề ra giải pháp ứng phó kịp thời. Nhất là tạo điều kiện cho thương nhân Trung Quốc được nhập cảnh, đàm phán thu mua vải thiều; đàm phán với các nước để kết nối, thúc đẩy xuất khẩu trái cây, thủy sản sang Trung Quốc, Thái Lan, EU.

Trong 6 tháng còn lại của năm 2021, ngành nông nghiệp đề ra nhiệm vụ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nông, lâm - thủy sản. Trước mắt là kịp thời giải quyết khó khăn về kỹ thuật, thuận lợi hóa thông quan, hạ tầng logistic, không để ứ đọng hàng hóa tại các cửa khẩu xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc (các sản phẩm hoa quả tươi, rau, thủy sản, sản phẩm chăn nuôi...).

Đối với thị trường Mỹ theo dõi sát sao và có phương án kịp thời liên quan áp dụng Luật Farm Bill trong thủy sản, nguồn gốc hợp pháp gỗ và sản phẩm gỗ, điều tra chống bán phá giá đối với mật ong... tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho các sản phẩm nông sản hai bên.

Mở rộng thị trường nông sản sang những nền kinh tế có cơ cấu sản phẩm bổ sung với Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Liên minh châu Âu hay Trung Đông; lựa chọn và đưa các sản phẩm phù hợp vào các thị trường tiềm năng như: Nga, Trung Đông, châu Phi, ASEAN./.

Phương Hoài/VOV.VN/30/6/3021

Link nguồn: https://vov.vn/kinh-te/xuat-khau-nong-lam-thuy-san-la-diem-sang-khi-tang-truong-trong-dich-covid-19-870145.vov


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản là điểm sáng khi tăng trưởng trong dịch Covid-19

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc