top-banner-2

Thứ sáu, 23/11/2018, 09:17 GMT+7

Tự động hóa và bài toán nhân sự

Viết bởi Nam Anh   
Thứ sáu, 23/11/2018, 09:17 GMT+7

Việc ứng dụng tự động hóa vào sản xuất sẽ trở thành xu thế tất yếu, đó là đòn bầy cho DN phát triển, nhưng cũng là áp lực không nhỏ khi các đơn vị này phải giải quyết bài toán nhân sự.

Theo Công ty TNHH Việt Thắng Jean (VitaJean), một trong những DN gần đây đang đẩy nhanh trang bị máy móc hiện đại trong ngành dệt may, công nghệ sẽ giúp công ty thay thế 60 - 80% lao động so với trước. Mỗi máy may có thể thay cho 3 - 5 công nhân; thiết bị cắt vải dùng tia laser giúp mỗi ca thay thế 36 người/máy... Việc đầu tư này sẽ giúp VitaJean giảm giá thành 20% so với trước và dự tính trong vòng 5 năm, công ty sẽ thu hồi khoản đầu tư. Dự kiến, số lượng công nhân từ con số 1.800 người giảm còn 450 lao động tay nghề cao khi hoàn tất lắp đặt dây chuyền vào năm 2019.

Tương tự, từ 6 - 7 năm nay, Công ty Namilux - chuyên sản xuất bếp gas, bắt đầu tự động hóa dây chuyền sản xuất, đem lại nhiều hiệu quả hơn làm thủ công. Nhờ đó, 2 người phụ trách dây chuyền có thể làm khối lượng công việc của 8 người trước đây. Thậm chí, mỗi chi tiết linh kiện nhỏ nhất cũng đã được máy móc làm thay.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều DN Việt, đặc biệt là trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động phổ thông đang đi đầu trong việc thay thế dây chuyền thủ công bằng tự động hoá. Theo các công ty này, dù chi phí đầu tư ban đầu cao, sẽ tạo ra đòn bẩy để DN gia tăng lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh toàn cầu.

Tuy nhiên, điều này đang đe dọa trực tiếp đến cuộc sống người lao động. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may, da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc do tự động hóa; 3/4 lao động làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện - điện tử có thể sẽ bị thay thế bởi robot. Thậm chí, ngay cả những người làm công việc văn phòng cũng đối mặt với nguy cơ bị sa thải khi máy vi tính đang nhanh chóng thực hiện một số công việc văn phòng và dịch vụ.

Vậy các DN sẽ phải giải quyết bài toán nhân sự thế nào khi ứng dụng tự động hóa vào sản xuất? Vấn đề này được đưa ra trong chương trình số 26 với chủ đề: “Doanh nghiệp 4.0 – Nhân sự thời tự động hóa”. Chương trình phát sóng vào 10h sáng Chủ nhật ngày 25/11/2018 trên kênh VTV1- Đài Truyền hình Việt Nam. Doanh nhân Nguyễn Ngọc Thắng – Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị nội thất Minh Phương trong vai trò CEO.

ceo-26-nguyen-ngoc-thang-kndn-3

Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Nội thất Minh Phương trong vai trò CEO trong chương trình

Theo đó, Thắng Phát là một DN có 18 năm trong ngành sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng. DN duy trì dây chuyền công nghệ sản xuất truyền thống, chủ yếu là dựa vào công nhân vận hành thủ công, có tính tự giác cao. CEO DN - người vừa đi du học nước ngoài về tiếp quản công việc, đã nhận thấy nên ứng dụng thành tựu cách mạng công nghiệp 4.0 vào trong sản xuất. Sau khi nghiên cứu, CEO đã đề xuất với HĐQT kế hoạch đầu tư vào dây chuyền tự động hóa thay thế dây chuyền sản xuất hiện tại, nhằm nâng cao giá trị DN trong mắt các nhà đầu tư, đối tác, cũng như dần tiếp cận với thị trường quốc tế. Tuy nhiên, các cổ đông phản đối vì cho rằng: Dây chuyền sản xuất hiện tại vẫn vận hành tốt; nếu chuyển đổi sang tự động hóa thì sẽ phí phạm nguồn nhân lực đã mất công, mất thời gian đào tạo.

Để tìm được tiếng nói chung, CEO đã nhờ tới các chuyên gia của chương trình CEO – Chìa khóa thành công. Trong chương trình, Bà Bùi Thy Hương - Giám đốc bộ phận Tư vấn Con người và Tổ chức Công ty PwC Consulting Việt Nam cho rằng: “Các DN có thể cần đến đội ngũ tư vấn nội bộ, để giúp cho lãnh đạo có những chiến lược về con người hiệu quả trong quá trình chuyển hóa từ sản xuất thủ công sang ứng dụng tự động hóa”.

Còn theo Ông Robert Trần - Giám đốc điều hành Tập đoàn Tư vấn Chiến lược RBNC phụ trách thị trường Bắc Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương: “Sa thải bớt nhân sự là điều tất yếu phải xảy ra trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay. Quan trọng là các DN cần chuẩn bị kỹ các phương án xử lý, tránh làm lung lay tinh thần người lao động của mình”.

ceo-26-nguyen-ngoc-thang-kndn-2

Ông Nguyễn Ngọc Thắng (ở giữa) đang được các chuyên gia tư vấn trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công trên VTV1 (Chương trình do Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Hoàng Gia Media Group và Thời trang Owen thực hiện)

Hai chuyên gia cũng đã cố vấn cho CEO một số phương pháp khi đưa tự động hóa vào sản xuất. Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp 4.0 – Nhân sự thời tự động hóa” vào 10h sáng Chủ nhật tuần này để xem đó là những phương pháp gì.

Chương trình CEO – Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của của Trung ương hội các Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam, PwC Việt Nam và Thời trang Owen.

Xem lại chương trình tại: CEO – Chìa khóa thành công trên Youtube.

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme.

Hotline đăng ký tham gia chương trình: 098 148 6868

PV

* Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Tự động hóa và bài toán nhân sự

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc