Doanh nghiệp gia đình - Chiến lược kế cận |
Viết bởi Nam Anh | |
Thứ hai, 23/10/2017, 08:33 GMT+7 | |
Theo các chuyên gia, Việt Nam tuy là một nền kinh tế thị trường mới. Doanh nghiệp tư nhân "già nhất" trên 30 tuổi đếm được trên hai bàn tay. Còn lại phổ biết dưới 15 tuổi. Tuy nhiên hiện cũng đang phải đối mặt với một vấn đề chung của các DNGĐ. Đó là vấn đề kế thừa, vấn đề đội ngũ kế cận. Chương trình CEO – Chìa khoá thành công Chủ đề: Doanh nghiệp gia đình – Chiến lược kế cận Gần đây dư luận xôn xao trước thông tin của báo Nikkei của Nhật Bản cho hay, khoảng 1,27 triệu doanh nghiệp SME Nhật Bản đang đối mặt với khả năng phải đóng cửa do không có người kế nghiệp. Theo tờ báo này, đến năm 2017 đã có nửa triệu công ty Nhật phải ngừng hoạt động vì lý do trên mặc dù làm ăn có lãi. Dự kiến năm 2025 sẽ có hơn 60% SME Nhật Bản người điều hành ở độ tuổi từ 70 trở lên. Nhìn lại thực trạng các doanh nghiệp tại Việt Nam, nhiều công ty trong nước cũng đang phải đối mặt với bài toán về đội ngũ kế cận. Tại khu vực doanh nghiệp Nhà nước, CEO Phạm Thị Việt Nga đến tận năm 66 tuổi mới được rời ghế điều hành Công ty Dược Hậu Giang. Trong nhóm các doanh nghiệp lớn đã IPO, FPT được coi là đại diện, khi đơn vị này được “phong danh hiệu” doanh nghiệp có Hội đồng quản trị già nhất thị trường chứng khoán, với độ tuổi từ 59 tới 60. CEO Trương Gia Bình của FPT cũng phải quá tuổi hưu mới có người kế nhiệm. Riêng khu vực doanh nghiệp gia đình, bài toán này còn khó khăn hơn khi đội ngũ kế cận phần lớn chỉ bó hẹp trong các thành viên gia đình. Theo các chuyên gia, việc tìm kiếm người tài trong gia đình đã khó nhưng thế hệ F2 của nhiều doanh nghiệp gia đình hiện nay lại có xu hướng không muốn nối tiếp nghề của ông cha, mà muốn xây dựng sự nghiệp riêng của mình. Ví như Công ty TNHH Khoẻ đẹp của CEO Trương Thị Thanh Tâm, cả hai người con của bà đều không nối nghiệp gia đình. Vậy làm thế nào để có thể xây dựng được đội ngũ kế cận? Các doanh nghiệp gia đình có nên mở rộng việc tìm kiếm nhân sự chủ chốt từ bên ngoài? Vấn đề này đã được chương trình CEO – Chìa khoá thành công đưa lên sóng với chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chiến lược kế cận”, phát sóng vào ngày 22/10/2017 trên VTV1 – Đài truyền hình Việt Nam. Doanh nhân Trương Thị Thanh Tâm – Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoẻ Đẹp trong vai trò CEO. CEO Trương Thị Thanh Tâm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoẻ Đẹp Vấn đề của một doanh nghiệp gia đình hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng đã gần 30 năm và đã có nhiều thành công và danh tiếng trên thương trường. Hiện nay, nhiều nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, thậm chí vượt cả tuổi nghỉ hưu. Một số khác thì phàn nàn về áp lực công việc cũng như có nhu cầu thay đổi môi trường và địa điểm làm việc vì lý do cá nhân và gia đình. Nếu không có kế hoạch đổi mới nhân sự quản lý cao cấp thì doanh nghiệp sẽ rơi vào khủng hoảng nhân sự. Trước tình hình này, CEO cho rằng: đã đến lúc cần quy hoạch lại đội ngũ kế cận cho các vị trí chủ chốt này. Việc quy hoạch cán bộ này phải được làm ngay và không nhất thiết chỉ giới hạn trong những ứng viên trong gia đình. Đây là dịp tốt để doanh nghiệp tiến tới chuyển đổi bộ máy tiến lên chuyên nghiệp bằng cách mời những người giỏi bên ngoài vào tham gia các vị trí chủ chốt này. Điều này không chỉ giúp bộ máy giảm được các yếu tố gia đình mà còn chuyên nghiệp hóa và tận dụng được các nguồn lực từ bên ngoài vào và giúp doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, các cổ đông lại cho rằng: việc đưa người ngoài vào bộ máy chủ chốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy và phá vỡ cấu trúc doanh nghiệp gia đình. Công ty nên tập trung đào tạo thế hệ con cháu tiếp theo và khẩn trương đưa con cháu vào các vị trí chủ chốt để chuyển giao thế hệ ngay. Trong gia đình thì không cần quá cầu kỳ về các chỉ tiêu năng lực hay chuyên môn vì bản thân họ làm cho gia đình thì chắc chắn là sẽ rất toàn tâm toàn ý. Nếu có quy hoạch trước có khi lại thành rào cản và phản tác dụng. Theo dõi cuộc tranh biện giữa CEO và hai cổ đông, nhiều khán giả đồng tình với CEO. Đại diện cho nhóm này, chị MMtrang cho rằng: “Nhân sự là yếu tố nòng cốt của doanh nghiệp. Nếu không quy hoạch chuyên nghiệp thì doanh nghiệp sẽ khó phát triển được.” Tuy nhiên, đại diện cho những khán giả ủng hộ phía cổ đông, anh HOHOHH lại cho rằng: “Doanh nghiệp gia đình có những văn hoá và cách làm việc mang nặng yếu tố gia đình. Việc người bên ngoài tham gia rất dễ xảy tới sự mâu thuẫn nội bộ làm rối loạn doanh nghiệp” Có nên xây dựng một chiến lược kế cận bài bản? Lý lẽ của CEO hay cổ đông sẽ thuyết phục hơn? Hãy cùng đón xem chủ đề: “Doanh nghiệp gia đình – Chiến lược kế cận” vào 10h chủ nhật ngày 22/10/2017 để có câu trả lời.
PV * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tags: Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|