Khói đốt rơm rạ đang bủa vây ngoại thành Hà Nội |
Viết bởi Mai Ngọc |
Thứ ba, 01/10/2019, 14:28 GMT+7 |
Khí thải phương tiện giao thông, hiện tượng nghịch nhiệt và khói bụi từ thói quen đốt rơm rạ của người dân đang khiến Hà Nội bị ô nhiễm không khí trầm trọng trong những ngày qua. Nhưng việc tận dụng vào các hoạt động có ích chưa nhiều, rơm rạ vẫn bị đốt bỏ lãng phí và gây ô nhiễm môi trường.
Ghi nhận của PV báo Lao Động tại một số huyện ngoại thành Hà Nội, như: Thanh Trì, Phúc Thọ, Quốc Oai... Người dân đang vào vụ gặt. Phần lớn rơm, rạ sau khi gặt xong được đốt ngay ngoài đồng.
Trước đây, rơm rạ là phế phẩm, sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ được mang về làm chất đốt nấu nướng hoặc mang về cho trâu bò ăn, bị bỏ vùi ngoài đồng làm phân bón...
Nhưng hiện nay, rơm rạ không còn nhiều giá trị nữa nên người nông dân đốt ngay tại đồng.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, quá trình đốt rơm rạ làm phát sinh khí thải CO2, CO, NO2 vào môi trường. Không chỉ gây ô nhiễm tại khu vực đốt rơm rạ, mà các chất ô nhiễm còn theo gió phát tán ra vùng rộng lớn, làm gia tăng ô nhiễm không khí cho Thủ đô.
Đốt rơm rạ theo mùa còn gây ra hiện tượng sương mù quang hóa. Đây là dạng ô nhiễm đặc biệt do sự tương tác giữa các bức xạ cực tím của mặt trời và khí thải ôtô, xe máy, khói bụi…
"Việc đốt rơm là thói quen từ bao năm nay của người dân vì có thể tận dụng tro làm phân bón. Địa phương cũng có tuyên truyền về những ảnh hưởng xấu tới môi trường từ hành động này, nhưng bây giờ mà mang rơm về nhà cũng không có chỗ chứa, không dùng làm gì", bà Nguyễn An Nan (Thanh Trì, Hà Nội) cho hay.
Khói từ việc đốt rơm, rạ đang gián tiếp gây nguy hiểm cho người đi đường.
Để khắc phục tình trạng này, Hà Nội đang triển khai mô hình “Thành phố không đốt rơm rạ” với mục tiêu đến năm 2020, rơm rạ không còn bị đốt bỏ. Theo SƠN TÙNG - TÔ THẾ (Lao Động)/Cafebiz.vn - 1/10/2019 Link nguồn: http://cafebiz.vn/khoi-dot-rom-ra-dang-bua-vay-ngoai-thanh-ha-noi-20191001090251597.chn Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|