top-banner-2

Thứ ba, 27/02/2024, 11:04 GMT+7

Ngân hàng nói về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các Tổ chức tín dụng 2024

Thứ ba, 27/02/2024, 11:04 GMT+7

Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (TCTD) có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng.

ngan-hang-noi-ve-gioi-han-cap-tin-dung-tai-luat-cac-to-chuc-tin-dung

Ngân hàng nói về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các Tổ chức tín dụng 2024- Ảnh 1.

Lãnh đạo NHNN đang chỉ đạo các đơn vị đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các văn bản hướng dẫn Luật Các TCTD năm 2024

Luật Các Tổ chức tín dụng 2024 được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV. Luật gồm 15 chương và 210 điều, tăng 5 chương và 47 điều so với Luật Các tổ chức tín dụng hiện hành với nhiều quy định về các chế định mới. Trong đó, quy định về giới hạn cấp tín dụng là nội dung đang được quan tâm và được quy định tại Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Cụ thể, trường hợp 1 về tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng: một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó của ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô không được vượt quá tỷ lệ sau đây:

Từ ngày 1 tháng 7 năm 2024 đến trước ngày 1 tháng 1 năm 2026: 14% vốn tự có đối với một khách hàng; 23% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2026 đến trước ngày 1 tháng 1 năm 2027: 13% vốn tự có đối với một khách hàng; 21% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2027 đến trước ngày 1 tháng 1 năm 2028: 12% vốn tự có đối với một khách hàng; 19% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2028 đến trước ngày 1 tháng 1 năm 2029: 11% vốn tự có đối với một khách hàng; 17% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó;

Từ ngày 1 tháng 1 năm 2029: 10% vốn tự có đối với một khách hàng; 15% vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó.

Trường hợp 2, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại hai trường hợp trên không bao gồm khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân mà tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhận ủy thác không chịu rủi ro hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác.

 

Ngân hàng nói về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các Tổ chức tín dụng 2024- Ảnh 2.

Ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB)

Tổng mức dư nợ cấp tín dụng quy định tại hai trường hợp trên bao gồm cả tổng mức mua, nắm giữ, đầu tư vào trái phiếu do khách hàng, người có liên quan của khách hàng đó phát hành.

Quy định về trường hợp cấp tín dụng khi nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó vượt quá giới hạn cấp tín dụng

Trường hợp nhu cầu vốn của một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó vượt quá giới hạn cấp tín dụng quy định trên thì tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Trường hợp đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa đáp ứng được nhu cầu của một khách hàng thì Thủ tướng Chính phủ quyết định mức cấp tín dụng tối đa trong trường hợp tổng mức dư nợ cấp tín dụng vượt quá giới hạn quy định trên đối với từng trường hợp cụ thể.

Trao đổi về tác động của Luật Các TCTD 2024 dưới góc độ ngân hàng thương mại (NHTM), ông Phạm Như Ánh, Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) cho hay:  Luật mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 nhưng việc giảm cần phải có lộ trình.

Thực tế là MB đã quản trị rủi ro chặt chẽ nên luật mới không ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể, theo Luật Các TCTD cũ, có thể cho vay vốn tự có đối với một khách hàng tối đa 15%; cho vay bằng vốn tự có đối với một khách hàng và người có liên quan của khách hàng đó tối đa 25%. Trong khi đó, MB quản trị cho vay khách hàng là 10% và nhóm khách hàng là 20%, tức là dưới ngưỡng tối đa cho phép khá nhiều.

"Tôi nghĩ nhiều NHTM khác cũng vậy, đều có 'khoảng đệm' cho quản lý rủi ro nên việc giảm không tác động ngay lập tức. Trong tương lai, ví dụ trong 2,3 năm nữa, khi vốn chủ sở hữu của khách hàng tăng lên, số tiền được phép cho vay với một, hay một nhóm khách hàng có thể cũng tăng lên", ông Phạm Như Ánh nói.

Với các dự án lớn cần nhiều vốn, lãnh đạo MB cho biết, thời gian qua, ngân hàng này cũng thu xếp tài chính cho các dự án lớn, nhưng quan điểm cho vay là cần chia sẻ rủi ro. Dự án lớn, MB không chỉ sử dụng vốn của mình mà còn chọn các giải pháp đồng tài trợ, thu xếp vốn quốc tế và các ngân hàng đồng tài trợ

"Nhìn chung, Luật Các TCTD 2024 không tác động quá nhiều về vấn đề tỉ lệ cho vay của MB, nhưng tổng thể sẽ có tác động mang tính tích cực tạo điều kiện cho thị trường hoạt động ổn định hơn. Các NHTM cũng đang chờ các văn bản dưới luật, hướng dẫn áp dụng các hoạt động cụ thể của ngân hàng", Tổng Giám đốc Phạm Như Ánh nói.

(nguồn: baochinhphu.vn)


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ngân hàng nói về giới hạn cấp tín dụng tại Luật Các Tổ chức tín dụng 2024

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc