Món ăn kiêng kỵ cúng ông Công ông Táo |
Viết bởi Mai Ngọc |
Thứ tư, 15/01/2020, 08:43 GMT+7 |
Mâm cúng 23 tháng Chạp ngày càng trở nên phong phú nhưng bạn không nên cúng món cá rán vì phạm điều kiêng kỵ. Ngày 23 tháng Chạp âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Việt. Tương truyền, đây là ngày ông Công ông Táo cưỡi cá chép bay về trời, báo cáo những việc xảy ra trong năm qua của gia đình. Mâm cúng ngày 23 tháng Chạp cũng phải được chuẩn bị chỉn chu, cẩn thận không kém ngày Rằm tháng Giêng hay ngày cúng giao thừa với đầy đủ các món ăn từ đơn giản đến phức tạp. Theo quan niệm truyền thống, mỗi gia đình còn cúng thêm một chậu cá sống, sau đó sẽ phóng sinh ra ao hồ, sông suối... với ý nghĩa đưa "phương tiện đi lại" ba vị đầu rau lên trời được suôn sẻ, thuận lợi. Tùy theo phong tục tập quán ở mỗi địa phương, mâm cúng ông Công ông Táo cũng có những điểm khác biệt. Nhìn chung, không thể thiếu các món ăn truyền thống như gà luộc, bánh chưng, nem rán, giò, canh măng... Ngoài ra, mỗi vùng miền lại có các món ăn đặc trưng khác nhau mang đậm bản sắc của mình. Ngày nay, nhiều món ăn sáng tạo cũng có mặt trên bàn thờ tổ tiên, làm mâm cúng 23 tháng Chạp càng trở nên phong phú, mới mẻ. Tuy nhiên, dù sáng tạo đến đâu, bạn cũng không nên làm món cá rán bởi đây là món ăn được cho là kiêng kỵ, không may mắn. Theo các chuyên gia phong thủy, tuyệt đối không nên cúng cá rán, đặc biệt là cá chép. Bởi việc làm này sẽ mâu thuẫn với phong tục truyền thống là cá chép được phóng sinh khi còn sống. Nếu cúng món ăn này, ông Công ông Táo sẽ không còn "phương tiện" lên chầu trời. Theo nguyên mẫu gốc, các gia đình sẽ cúng một chậu nước với cá sống. Cá chép được thả xuống nước sẽ hóa rồng. Việc cúng cá rán không đúng với truyền thống từ xa xưa. Ngoài cá chép, bạn cũng có thể cúng một số loại cá khác cũng không ảnh hưởng. Đây chỉ là quan niệm truyền thống mang tính chất tham khảo nhưng nhiều gia đình đều tuân thủ với ý nghĩa "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Để thay thế cá rán, nhiều bà nội trợ khéo tay có thể làm "cá chép" bằng các loại thạch, bánh tổ hay tạo khuôn từ xôi gấc, xôi đỗ... vẫn mang được hình ảnh đặc trưng mà không vi phạm những điều tối kỵ.Theo nguyên mẫu gốc, các gia đình sẽ cúng một chậu nước với cá sống. Cá chép được thả xuống nước sẽ hóa rồng. Việc cúng cá rán không đúng với truyền thống từ xa xưa. Ngoài cá chép, bạn cũng có thể cúng một số loại cá khác cũng không ảnh hưởng. Đây chỉ là quan niệm truyền thống mang tính chất tham khảo nhưng nhiều gia đình đều tuân thủ với ý nghĩa "có thờ có thiêng, có kiêng có lành". Ngoài ra, khác với các mâm cúng ngày Rằm hay cúng ngày Tết, cúng ông Công ông Táo phải được thực hiện trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp. Đây là "thời hạn chót" để ba vị đầu rau bay lên trời. Cúng sau thời điểm này sẽ được cho là không còn ý nghĩa. Theo Hà Nguyên/Ngoisao.net - 15/1/2020 Link nguồn: https://ngoisao.net/an-choi/mon-an-kieng-ky-cung-ong-cong-ong-tao-4042197.html Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|