5 loại thực phẩm được Harvard chứng nhận giúp hạ cholesterol xấu tốt nhất |
Viết bởi ducanh |
Thứ sáu, 03/05/2024, 14:33 GMT+7 |
Dưới đây là 5 siêu thực phẩm rất hữu ích cho việc giảm cholesterol xấu.
Cholesterol là thành phần không thể thiếu trong cơ thể. Song cholesterol cao có thể gây xơ vữa động mạch, dẫn đến nhồi máu cơ tim và đột quỵ. Ngoài ra, cholesterol cao nếu không được điều trị có thể gây ra biến chứng: cung giác mạc, các ban vàng ở mi mắt, u vàng ở gân khuỷu tay, đầu gối, bàn tay, gót chân, màng xương; nhiễm lipid võng mạc, gan nhiễm mỡ, viêm tụy cấp. Thói quen ăn uống và lối sống ảnh hưởng lớn đến lượng cholesterol trong cơ thể. Theo đại học Harvard (Mỹ), một chế độ ăn uống lành mạnh là bước quan trọng để tránh các biến chứng lâu dài ở những người bị máu nhiễm mỡ. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp bạn duy trì cholesterol ở mức bình thường. 5 loại thực phẩm giúp giảm cholesterol xấu Yến mạch
Yến mạch hiệu quả trong việc giảm nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu. (Ảnh: Pinterest) Theo chuyên trang sức khỏe Verywell Health (Mỹ), khi đi vào ruột non, chất xơ của yến mạch sẽ trộn với các phân tử cholesterol tại đây và gắn kết với nhau. Nhờ đó, cholesterol thay vì được hấp thụ vào máu thì sẽ đi theo sợi chất xơ của yến mạch xuống đường tiêu hóa và đào thải ra ngoài. Do đó, bột yến mạch rất hiệu quả trong việc giảm nồng độ cholesterol xấu LDL trong máu. Yến mạch là loại ngũ cốc lành mạnh rất phù hợp để ăn vào buổi sáng hay ăn nhẹ trong ngày. Nếu ăn 40 đến 60 gram bột yến mạch mỗi ngày có thể giảm đến 10% cholesterol xấu LDL. Cá Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh khẳng định nếu muốn giảm mức cholesterol, loại cá tốt nhất nên ăn là "cá béo”, như cá thu, cá hồi, cá trích, cá mòi. Cá béo chứa nhiều a-xít béo omega-3 chuỗi dài, giúp tăng khả năng chống viêm và nhiều tác dụng với sức khỏe, điển hình như giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Cá cũng là nguồn cung cấp chất béo và protein tốt, đồng thời chứa rất ít carbohydrate. Cá có xương cũng giàu canxi và hầu như tất cả các loại cá đều chứa các vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. AHA khuyến nghị các gia đình nên ăn cá ít nhất 2 lần mỗi tuần, mỗi bữa khoảng 100g. Cà tím Nghiên cứu chứng minh rằng cà tím giúp tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể. (Ảnh: Pinterest) Cà tím là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chứa lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ với ít calo. Một số nghiên cứu cho thấy, cà tím có hoạt chất flavonoid, giúp giảm lượng cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, cà tím còn giúp giảm cân, bổ mắt, hỗ trợ trí nhớ... Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều. Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ phản ứng xấu nào. Chuối tiêu Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí nghiên cứu Indian Journal of Experimental Biology, chuối là loại trái cây có thể giúp “giảm đáng kể” mức cholesterol cao. Những người tham gia nghiên cứu theo chế độ ăn chuối cho bữa sáng - 2 hoặc 4 quả chuối cỡ vừa mỗi ngày, trong 12 tuần. Kết quả là những người có mức cholesterol cao đã hạ xuống sau khi tiêu thụ chuối hàng ngày. Nguyên nhân, chuối chứa hàm lượng chất xơ cao, ngoài ra, nó còn chứa tinh bột kháng - loại tinh bột không được tiêu hóa khi đi qua ruột non và có đặc tính tương tự như chất xơ hòa tan. Tiêu thụ tinh bột kháng giúp giảm mức cholesterol và chất béo trung tính. Tỏi Tỏi có khả năng làm giảm tổng lượng cholesterol lên đến 30 mg/dL. (Ảnh: Pinterest) Theo Healthline, các nghiên cứu về tỏi xác định rằng tỏi có khả năng làm giảm tổng lượng cholesterol lên đến 30 mg/dL. Ngoài ra, nó ngăn ngừa cục máu đông, giảm huyết áp và ngăn chặn bệnh tim mạch. Một thông cáo năm 2013 từ Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (National Institute of Integrative Medicine) cho thấy, chất chiết xuất từ tỏi được dùng thay thế thuốc hạ huyết áp an toàn và hiệu quả và làm giảm cholesterol với nhiều người. Bạn có thể sử dụng tỏi đen, tỏi sống hoặc dầu tỏi để làm giảm đáng kể các chỉ số của bệnh tim, gồm cả mức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu và chất béo trung tính trong máu và giúp làm tăng mức cholesterol tốt trong cơ thể. (nguồn: vtcnews.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|