5 lời khuyên khi đi công tác với nhân viên |
Viết bởi Tuệ Minh |
Thứ bảy, 22/11/2014, 09:25 GMT+7 |
Một chuyến đi công tác với nhân viên là cách rất tốt để gia tăng sự gắn gết nội bộ bên ngoài văn phòng. Tuy nhiên, không phải doanh nhân vào cũng biết cách ứng xử nên có cho chuyến đi để đạt mục tiêu này. "Bạn cần phải đảm bảo là không gửi đi những tín hiệu sai cho các nhân viên của mình trong suốt chuyến công tác", Dan Ruch - CEO của Rocketrip, một mạng xã hội hỗ trợ nhân viên đặt vé cho những chuyến công tác tiết kiệm chi phí. Dưới đây là 5 bí quyết mà Ruch chia sẻ để biến mọi chuyến đi công tác trở nên tốt hơn: 1. Sớm đặt ra những quy định Trước chuyến đi, bạn cần phân công rõ ràng vai trò của từng thành viên trong chuyến công tác. Ai sẽ là người lo chuyện di chuyển, ai sẽ phụ trách chuẩn bị các bữa ăn, ai sẽ điều phối các buổi họp... Điều này nhằm giúp chuyến công tác của bạn tránh gặp phải sự lộn xộn, thiếu sót trong suốt chuyến đi. 2. Gương mẫu trong công việc Các nhân viên sẽ nhìn vào bạn để đoán xem nên chuẩn bị như thế nào cho chuyến đi, từ chuyện bạn mặc những dạng quần áo thế nào đến việc bạn nghỉ ngơi hay làm việc trên máy bay. "Là một giám đốc điều hành, bạn là người quyết định nguyên tắc của toàn chuyến đi, vì vậy bạn cần cẩn trọng trong những hành vi giao tiếp của mình", Ruch nói. 3. Không áp dụng nguyên tắc bừa bãi Thiết lập những quy định chung nhưng bạn cũng cần tránh áp dụng chúng quá bừa bãi, đặc biệt là can thiệp vào cuộc sống, sở thích riêng của nhân viên. Những quy định chung chỉ nên áp dụng trong không gian công việc chung, còn lại thời gian thư giãn, giải trí trong suốt chuyến đi bạn không nên can thiệp, dù là gợi ý. Ruch cho rằng những quy tắc quá hà khắc sẽ gây ra phản ứng tiêu cực hơn là sự đồng thuận trong nội bộ. 4. "Chúng ta không đi nghỉ dưỡng" Đây là điều bạn cần nhớ và thường xuyên nhắc nhở các nhân viên. Nếu cuối ngày, sau thương vụ đàm phán căng thẳng, bạn và các nhân viên có thể vui vẻ ngồi uống vài ly bia với nhau, nhưng bạn cần lưu ý không vượt quá giới hạn trở thành một cuộc nhậu trác táng. Bởi theo Ruch, khi đã vượt quá giới hạn, bạn sẽ khó có thể đưa ra những phản hồi nghiêm túc trong công việc với nhân viên sau đó. 5. Chia sẻ với nhân viên Thoát ra khỏi văn phòng công ty là cơ hội tuyệt vời để bạn có thể tìm hiểu các nhân viên cảm thấy thế nào về cách quản lý của bạn. Thay vì ngồi vào bàn làm việc và đặt ra các câu hỏi một cách cứng nhắc, bạn nên đề cập đến điều này trong một không gian thoải mái, thuận tiện giữa chuyến đi. "Có rất ít quản lý để nhân viên đưa ra lời khuyên trong công việc, vì họ cho rằng các nhân viên sẽ nghĩ họ yếu kém", Ruch nói, "Tuy nhiên, khi làm điều này trong những tình huống cần thiết bạn sẽ xây dựng được sự tôn trọng và những luồng năng lượng tích cực từ nhân viên của mình". Theo Doanhnhansaigon Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|