Thời điện thoại di động trở thành một phần của thời trang |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ năm, 11/09/2014, 11:45 GMT+7 |
Giờ đây thời thế đã thay đổi, công nghệ dần trở thành một phần của thời trang. Điều này khiến không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực này cảm thấy hoang mang Công nghệ từng là địa hạt của riêng giới kỹ sư, nhà nghiên cứu, với những cải tiến mà phải nhiều năm sau mới được đưa vào ứng dụng thực tế. Tuy nhiên, giờ đây thời thế đã thay đổi, công nghệ dần trở thành một phần của thời trang. Điều này khiến không ít doanh nghiệp trong lĩnh vực này cảm thấy hoang mang khi những tôn chỉ hoạt động họ áp dụng trong hàng thập kỷ qua bỗng chốc trở nên hết tác dụng. Ví dụ tiêu biểu nhất cho những thay đổi này trong thời đại của chúng ta là chiếc điện thoại di động. Ra đời cách đây 30 năm, điện thoại di động gây chấn động mạnh bởi chiếc điện thoại cố định đã tồn tại hơn 100 năm, giờ đây bỗng nhiên có thể mang theo bên mình được. Những nhà tiên phong trong việc sản xuất thiết bị liên lạc không dây khi ấy cho rằng nếu chịu đầu tư vào thiết bị sản xuất tối tân, hiện đại, đắt tiền thì sản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng dẫn đầu thị trường trong nhiều năm và lợi nhuận sẽ không ngừng chảy vào túi họ trong các năm tiếp theo. Đây cũng là ví dụ tiêu biểu cho cách nhìn nhận truyền thống trong ngành công nghiệp điện thoại di động. Giai đoạn sơ khai của thị trường điện thoại di động, Motorola từng là người kiến tạo thị trường và chiếm thị phần tương đối lớn trong nhiều thập kỷ. Tiếp đó, đầu những năm 90, hãng điện thoại Phần Lan Nokia tham gia vào thị trường và nhanh chóng mở rộng đế chế của mình. Tới đầu thế kỷ 21, thương hiệu Blackberry của công ty Canada Research In Motion ra đời, với đặc điểm tập trung vào chức năng gửi và nhận tin nhắn. Có một thời gian đây được coi là chiếc điện thoại lý tưởng và đã thuyết phục được hầu hết người dùng vì những điểm ưu việt của nó. Phải chăng điện thoại di động giờ đây chỉ còn là những ý tưởng thời trang sớm nở tối tàn? Trong cuộc đua đó, mỗi thế hệ điện thoại ra đời lại được mở rộng thêm băng thông và bổ sung nhiều tính năng hơn. Năm 2007, Steve Jobs giới thiệu mẫu điện thoại iPhone với tính năng gần tương tự một chiếc máy tính, giúp cho thương hiệu Quả táo cắn dở nhanh chóng chiếm lĩnh một mảng lớn trong chiếc bánh thị trường. Nhưng các đối thủ của Iphone cũng không ngồi yên, trong số đó phải kể tới Samsung, hãng điện thoại có doanh số cao nhất năm 2012 với nhiều mẫu điện thoại phong phú phù hợp với thị hiếu của người dùng. Điều đáng chú ý là, sự cạnh tranh khốc liệt này không hẳn là do các tiến bộ kỹ thuật, mặc dù tất nhiên mỗi thế hệ điện thoại di động mới ra đời đều đi kèm nhiều cải tiến công nghệ, mà mấu chốt của hiện tượng này lại là sự thay đổi trong thị hiếu của ngươi tiêu dùng. Điện thoại giờ đây phải thể hiện được cá tính của người sử dụng, phải càng mới, càng tân tiến, càng mỏng, càng rực rỡ càng tốt. Và xu hướng mới này rõ ràng đã làm khó cho các doanh nghiệp tư duy kiểu cũ, do đã đầu tư vào những dây chuyền đắt tiền chỉ sản xuất được một vài kiểu dáng điện thoại nhất định. Nokia chiếm thế thượng phong trong ngành công nghiệp điện thoại vào đầu những năm 90. Cuộc lột xác thành công của Intel Một ví dụ điển hình cho việc thay đổi để thành công vượt bậc là người khổng lồ chuyên sản xuất chip máy tính Intel, được kể tường tận trong cuốn sách mang tên “Bộ ba Intel” của tác giả Michael Malone. Bộ ba được nhắc tới trong cuốn sách này chính là ba kỹ sư sáng lập ra thương hiệu Intel, những người có tinh thần cạnh tranh cao độ. Họ đã cùng nhau sáng tạo ra những sản phẩm là trung tâm cho cuộc cách mạng số hàng thập kỷ qua. Tuy nhiên, ban đầu với tác phong của dân kỹ thuật, Intel đánh số để đặt tên cho các dòng chip của mình. Thế rồi lịch sử thay đổi vào năm 1981 khi IBM giới thiệu chiếc laptop đầu tiên trên thị trường. Intel dần nhận ra rằng người tiêu dùng giờ đây muốn mua một chiếc máy tính nguyên bản chứ không còn thiết tha với việc mua riêng con chip về lắp vào máy nữa. ntel đã có một cuộc lột xác thành công Từ đây, công cuộc lột xác của Intel bắt đầu. Thay vì đánh số, công ty này bắt đầu đặt cho con chip của mình cái tên rất hiện tại- Pentium. Đồng thời công ty này không tiếc tiền chi cho quảng cáo, để khắc sâu vào tâm trí người tiêu dùng rằng chỉ cần nhìn thấy logo “Intel Inside” có nghĩa là họ có thể yên tâm đang sử dụng một chiếc máy tính với tốc độ xử lý tuyệt hảo. Kết quả là nhãn hiệu này nhanh chóng trở thành một trong bảy thương hiệu được nhận diện hàng đầu trên thế giới. Điện thoại cầm tay của Samsung giờ đây sánh ngang với Iphone của Apple về mức độ phổ biến Intel đã thành công khi nắm bắt và kịp thời chuyển mình theo xu hướng mới. Tuy nhiên tốc độ thay đổi này vẫn chưa nhanh bằng những gì đang diễn ra trên thị trường di động. Xét cho cùng, điện thoại thông minh là thiết bị đầu tiên trên thế giới có thể được cá nhân hóa theo ý muốn người sử dụng. Câu hỏi đặt ra là: xu thế này sẽ đưa chúng ta và công nghệ của chúng ta tới đâu? Theo Infonet Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|