Điểm đến di sản UNESCO có hàng nghìn người sinh sống bên trong |
Viết bởi ducanh |
Thứ ba, 14/11/2023, 11:03 GMT+7 |
Theo hãng CNN, thành phố Jaisalmer nằm trên sa mạc Thar ở Rajasthan, Ấn Độ, thu hút hàng trăm nghìn khách du lịch đến đây trải nghiệm bất chấp khoảng trống đầy cát. Hướng dẫn viên Sanjay Vasu đã dẫn du khách đi tham quan quanh thành phố trong 25 năm qua. Ông Sanjay Vasu chỉ vào cổng Hawa Pol, nói rằng đó là nơi người dân địa phương tụ tập trong những tháng hè nóng nực. Chuyên gia di sản Kavita Jain cho biết pháo đài có các cửa sổ ban công được chạm khắc tinh tế, được gọi là “jharokhas”. Ảnh: Chaitanya Raj Singh Cuộc sống trải qua nhiều thế kỷ Nằm sâu trong sa mạc Thar (Ấn Độ), sừng sững một pháo đài cổ màu mật ong được xây dựng từ thế kỷ XII, đây là "pháo đài sống" vì vẫn vững chãi và có người ở bên trong. Ấn Độ gọi pháo đài này là Jaisalmer. Xung quanh pháo đài Jaisalmer là thành phố cùng tên, dân cư đông đúc. Pháo đài khiến người ta dường như quên mất nơi mang dấu ấn lịch sử thời phong kiến được biết đến là Jauhar. Vua Rawal Jaisal đã xây dựng pháo đài huyền thoại vào năm 1156. Với những bức tường bên ngoài trải dài khoảng 1.500 feet – không gian bên trong rất rộng lớn, trong đó một số khu vực từng được đánh dấu là nơi sinh sống của người dân và gia đình. Pháo đài từng trải qua lịch sử đầy biến động nhưng vẫn được gìn giữ tới ngày nay. Cùng 5 pháo đài khác ở bang Rajasthan, Jaisalmer được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Màu mật ong nổi bật của sa thạch vàng dùng để xây dựng công trình khiến nơi đây mang biệt danh là “thành phố vàng”. Không giống những nơi khác, Pháo đài Jaisalmer tự hào có cung điện hoàng gia cũng như các đền thờ công cộng, cửa hàng, khách sạn, quán cà phê và nhà ở. Đây là khu phố, khu thương mại và là nơi thờ cúng của một bộ phận dân số Jaisalmer, những người sống trong những bức tường đổ nát. Năm 1947, Ấn Độ giành độc lập. Các tuyến đường thương mại cổ - trung đại ngang qua Jaisalmer đóng lại, thành lũy này bị cô lập khỏi vai trò con đường buôn bán quan trọng. Tuy nhiên, nền kinh tế Jaisalmer đã thoát nguy cơ suy thoái. Năm 2013, thành cổ này được UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới. Ngoài danh hiệu “pháo đài sa mạc cổ nhất thế giới”, nó còn lừng danh “pháo đài sống”, vì vẫn nguyên vẹn và có người định cư bên trong. Nỗ lực xây dựng pháo đài sống Bên trong Jaisalmer chứa đa dạng các công trình kiến trúc đồ sộ, bao gồm từ cung điện đến đền thờ, quảng trường, nhà ở… đủ cho hàng nghìn người định cư. Mối lo ngại lớn nhất của pháo đài Jaisalmer bây giờ là vấn đề nước. Kể từ khi bước sang thời kỳ hiện đại, người dân sống bên trong pháo đài thi nhau lắp đặt đường ống dẫn nước, phục vụ sinh hoạt. Thành cổ giữa sa mạc vốn không quen với bị nước phiền hà, bức tường dần rơi vào tình trạng xuống cấp. Chuyên gia di sản - ông Kavita Jain cho biết vị thế của Pháo đài Jaisalmer như một "pháo đài sống". "Dân số của pháo đài đã tăng lên gấp nhiều lần, dẫn đến tải trọng cho cơ sở hạ tầng ngày càng tăng. Đường cống cũ và hệ thống thoát nước không đúng cách đã khiến nước thấm vào nền móng, khi một hòn đá rơi xuống có thể làm đổ vỡ nhiều hòn đá khác", chuyên gia Kavita Jain nhận định. Kiến trúc sư và nhà bảo tồn Asheesh Srivastava đã khôi phục pháo đài từ năm 2001. Ông Srivastava thừa nhận rằng còn nhiều việc phải làm. Điều quan trọng là người dân địa phương phải khơi dậy lòng trân trọng đối với di sản vốn có thể đã bị lu mờ bởi sự quen thuộc thường ngày. Mặc dù chính phủ đã dành quỹ đất cho người dân trong thị trấn nhưng họ vẫn thích sống trong pháo đài hơn. Các gia đình đang mở rộng nhà cửa, thêm tầng mới và xây dựng các tòa nhà cao hơn thế hệ đi trước và giờ đây, nền móng ban đầu có thể không chịu được sức nặng. "Tôi đã nhìn thấy những khoảng trống lớn ở nền móng trong quá trình khai quật vì cát bị cuốn trôi", ông Srivastava cho biết. Ngoài ra, những nghệ nhân thành thạo kỹ thuật xây dựng cổ xưa, có kỹ năng làm việc với thạch cao và đá chạm khắc thủ công hiện nay rất khó tìm. Những năm gần đây, do du lịch phát triển, thành cổ Jaisalmer đòi hỏi lượng nước nhiều hơn, dẫn đến lượng nước thải gia tăng, gây thiệt hại đến cấu trúc nền và móng. Mặc dù đã nỗ lực đối phó, các nhà bảo tồn di sản thành cổ Jaisalmer chỉ có thể làm chậm quá trình hư hại. Để bảo vệ "pháo đài vàng", Ấn Độ buộc phải thiết lập hệ thống cấp thoát nước khoa học nhất và cực kỳ tốn kém. Ông Srivastava nói rằng quá trình tu bổ đều học từ các kỹ năng của lớp người đi trước và những người thợ trẻ hơn cũng học được các kỹ năng xây dựng hiện đại. "Tôi hy vọng sẽ có sự hợp tác chặt chẽ hơn từ người dân và chính quyền. Pháo đài này vẫn bị đóng băng theo thời gian và mục tiêu của chúng tôi là gìn giữ và bảo tồn lâu dài. Những thách thức này rất rõ ràng và sẽ cần đến sự giúp đỡ từ chính phủ và người dân. Nhưng việc khôi phục pháo đài cần phải làm một cách triệt để có thể mang lại lợi ích kinh tế lâu dài", ông Srivastava nói. (nguồn: toquoc.vn) Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|