top-banner-2

Thứ năm, 21/07/2022, 10:45 GMT+7

Kỳ quan cổ đại: Cột sắt 1600 tuổi không gỉ bất chấp mưa nắng

Viết bởi ducanh   
Thứ năm, 21/07/2022, 10:45 GMT+7

Mặc dù bí ẩn về cột sắt này đã có lời giải đáp nhưng nó đang đối diện với nguy cơ bị hư hại bởi con người.

Cột sắt Qutub Minar nằm trong khu phức hợp nhà thờ Hồi giáo Quwwat-ul-Islam ở New Delhi là kỳ quan cổ đại nổi tiếng nhất Ấn Độ. Cây cột cắt này cao 7,21m, đường kính 41cm, nặng khoảng 6 tấn. Tính tới thời điểm hiện tại, nó đã tồn tại được 1600 năm, được xây dựng dưới thời trị vì của Chandragupta II, một trong những vị Hoàng đế quyền lực nhất của Đế chế Gupta. 

ky-quan-co-dai-cot-sat-1600-tuoi-khong-gi-bat-chap-mua-nang

Điều đáng nói nhất là dù nó nằm ở ngoài trời nhưng hầu như không có dấu hiệu han gỉ. Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học trên khắp thế giới đưa ra nhiều suy đoán về đặc tính bất thường của cây cột sắt này. Cuối cùng, phải tới năm 2003, bí ẩn về nó mới được hé mở.

Trước đây, người ta tin rằng, cây cột sắt không gỉ này được làm từ thứ kim loại bí ẩn nào đó không có trên Trái đất, trong khi số khác suy đoán người làm ra nó đã sử dụng một kỹ thuật đến từ tương lai.

Kỳ quan cổ đại: Cột sắt 1600 tuổi không gỉ bất chấp mưa nắng - 3

Sau này, các nhà luyện kim tại Kanpur IIT đã làm sáng tỏ mọi thứ về cây cột sắt này trong một bài báo đăng trên tạp chí Current Science.

R Balasubramanian - đồng tác giả của nghiên cứu gọi cây cột này là “bằng chứng sống động nhất về kỹ năng luyện kim của người Ấn Độ cổ đại”. Ông giải thích rằng, cây cột sắt này có một lớp bảo vệ gọi là misawite. Đó là một oxyhydroxit sắt, nó tạo thành một hàng rào cản bằng cách kết dính bên cạnh mặt phân cách giữa kim loại và gỉ. Sự hình thành của misawite là do hàm lượng phốt pho cao trong sắt.

Trong khi sắt hiện đại có hàm lượng phốt pho dưới 0,05%, sắt dùng làm cột Qutub Minar chứa tới 1% phốt pho.

Kỳ quan cổ đại: Cột sắt 1600 tuổi không gỉ bất chấp mưa nắng - 4

Theo Tiến sĩ Balasubramaniam ở Viện Công nghệ Ấn Độ, thay vì loại bỏ phốt pho khỏi sắt như những nhà luyện kim ngày nay, người Ấn Độ chỉ dùng búa đập để đẩy phốt pho từ lõi sắt ra bề mặt. Điều này khiến hàm lượng phốt pho trong sắt vẫn còn nhiều, dẫn tới sự hình thành lớp bảo vệ misawite, làm tăng độ cứng và đặc tính chống gỉ của sắt. Tuy nhiên, lớp misawite này khá mỏng, nó dễ bị hư hại bởi tác động của con người.

Người ta tin rằng, nếu vòng tay ôm cây cột và chạm các đầu ngón tay vào nhau sẽ gặp nhiều may mắn. Vì thế, ngày càng có nhiều người tới đây chỉ để thực hiện điều này. Dưới tác động của con người trong suốt những năm gần đây, cây cột sắt đã có sự biến đổi màu, dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường.

Kỳ quan cổ đại: Cột sắt 1600 tuổi không gỉ bất chấp mưa nắng - 5

Misawite là một lớp bảo vệ chống gỉ cho sắt nhưng nó rất mỏng, khi con người liên tục cọ xát quần áo vào nó, họ vô tình bào mòn đi thứ đã giúp cho cột sắt  Qutub Minar tồn tại suốt hàng nghìn năm qua. May mắn thay, cơ quan chức năng đã nhận ra tình trạng nguy hiểm này và dựng hàng rào bảo vệ xung quanh cây cột.

theo Phan Hằng / 24h.com.vn - 21/07/2022

link nguồn: https://www.24h.com.vn/du-lich-24h/ky-quan-co-dai-cot-sat-1600-tuoi-khong-gi-bat-chap-mua-nang-c76a1378269.html


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Kỳ quan cổ đại: Cột sắt 1600 tuổi không gỉ bất chấp mưa nắng

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc