top-banner-2

Thứ tư, 04/02/2015, 10:07 GMT+7

M&A tại Việt Nam: Mới là con sóng đầu tiên trước bão lớn?

Viết bởi Văn Tuyết   
Thứ tư, 04/02/2015, 10:07 GMT+7

Một làn sóng sáp nhập và mau bán (M&A) các doanh nghiệp đã quét qua khu vực Đông Nam Á, Dường như đây là sự chuẩn bị của các công ty lớn trong khu vực cho xu thế hội nhập kinh tế ASEAN.

Trong năm 2014, tổng giá trị các thương vụ M&A trong khu vực ASEAN đã vượt Nhật Bản. Trong bối cảnh xu hướng M&A xuyên quốc gia ngày càng phát triển và sự hợp nhất các công ty trong cùng ngành cũng đang mở rộng. Các công ty này đang cố gắng để cải thiện vị trí chiến lược của họ trên thị trường trước khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), sẽ được hình thành vào cuối năm nay.

M&A tại Việt Nam: Mới là con sóng đầu tiên trước bão lớn?

Tấm vé để thâm nhập thị trường

Giá trị của các thương vụ mua lại doanh nghiệp và mua cổ phần chi phối doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á đã tăng 12% trong năm 2014 so với năm trước đó, đạt giá trị 68,4 tỷ USD, theo Thomson Reuters thì giá trị này đã vượt qua giá trị của các thương vụ do các công ty Nhật Bản thực hiện – chỉ đạt 64,7 tỷ USD.

Đây là lần đầu tiên kể từ đầu thế kỷ 21, giá trị các thương vụ mua lại trong khu vực Đông Nam Á là lớn hơn so với Nhật Bản.

Con số tổng giá trị M&A cho khu vực ASEAN sẽ còn có thể đạt mức kỷ lục 86,9 tỷ USD nếu như vụ sáp nhập ngân hàng tay ba trị giá 20 tỷ USD giữa CIMB Group Holdings, ngân hàng lớn thứ hai của Malaysia, và hai chủ nợ Malaysia khác được thực hiện thành công.

Có thể nói là sự bùng nổ M&A bắt nguồn từ chính các công ty trong ASEAN.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN, AEC, một khi được thành lập sẽ giải phóng được nguồn lao động, hàng hóa và tiền bạc khổng lồ, đồng thời hình thành nên một cộng đồng người tiêu dùng đông đảo chưa từng thấy. Để chuẩn bị cho sự kiện này, ngày càng có nhiều công ty đang tìm cách mở rộng quy mô để tồn tại trong một thị trường lớn và đa dạng hơn.

Tháng 8/2014, trong một thương vụ sát nhập lớn, TCC, một tập đoàn Thái Lan, đã đồng ý mua lại chuỗi siêu thị bán buôn Metro Cash & Carry ở Việt Nam từ hãng Metro của Đức với giá trị 655 triệu Euro (877 triệu USD). TCC là tập đoàn đa ngành, trong đó bao gồm cả thương hiệu Thai Beverage, TCC cũng là công ty đã bỏ gần 1 nghìn tỷ yên (7,2 tỷ USD tại thời điểm đó) vào năm 2013 để có được Fraser and Neave, một hãng sản xuất đồ uống lớn của Singapore, TCC đang cố gắng để trở thành một đế chế đồ uống trong khu vực thông qua thương vụ đó.

Không chịu lép vế, các công ty khác trong ngành công nghiệp thực phẩm và nước giải khát cũng lao vào trong cuộc đua M&A. Trong tháng 8/2014, Fraser and Neave đã mua Yoke Food Industries, một đối thủ Malaysia, để mở rộng mạng lưới bán hàng của mình ở Indonesia và Campuchia. CBP Indofood Sukses Makmur, một công ty sản xuất thực phẩm lớn nhất của Indonesia, đã mua lại Danone Indonesia, một chi nhánh địa phương của tập đoàn sản xuất thực phẩm khổng lồ Pháp, với giá trị 250 tỷ rupiah (20,5 triệu USD vào thời điểm đó). Công ty này đã kiểm soát 70% thị trường mì ăn liền của Indonesia, và đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh đồ uống tại quê nhà.

Không chỉ vậy, CBP Indofood Sukses Makmur cũng đang phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt trên thị trường 250 triệu người tiêu dùng từ Charoen Pokphand Group, tập đoàn của Thái Lan với chuỗi các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm.

Càng lớn, hoạt động càng trơn tru

Axiata Group, một công ty viễn thông của Malaysia, đã mua lại công ty truyền thông di động Axis Telekom Indonesia. Động thái này đã làm tăng lượng thuê bao Axiata ở Indonesia thêm 16% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 6/2014, biến công ty này trở thành nhà mạng số 2 trên thị trường viễn thông di động của Malaysia. Công ty này đang đánh cược việc mua lại Axis Telekom Indonesia sẽ giúp họ có thể bắt kịp với Singapore Telecommunications, công ty viễn thông lớn nhất ở Đông Nam Á.

Trong lĩnh vực năng lượng, giá dầu giảm đã làm dấy lên làn sóng hợp nhất các doanh nghiệp trong khu vực. Công ty dầu khí nhà nước Indonesia - Pertamina đã đồng ý mua 30% các tài sản dầu mỏ và khí đốt của Murphy Oil, một công ty khai thác dầu mỏ của Mỹ.

Một lĩnh vực hiện vẫn khá yên ả là ngành dịch vụ tài chính, năm 2014, chỉ có thương vụ sáp nhập không thành của CIMB là điểm sáng duy nhất trong làn sóng M&A tại khu vực. Mặc dù ASEAN đã đồng ý tự do hóa thị trường tài chính của mình, nhưng nhiều quốc gia trong khu vực vẫn sợ hãi sự thống trị của các ngân hàng Singapore và Malaysia giàu tiền mặt.

Trong một động thái đi ngược xu hướng tự do hoá thị trường tài chính, vào năm 2012, Chính phủ Indonesia đã quy định số lượng cổ phần tối đa mà một nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu trong một ngân hàng Indonesia giảm từ 99% xuống còn 40%.

Các trở ngại khác cho các thương vụ M&A tại khu vực ASEAN là quy mô các công ty khác nhau, mức độ phát triển kinh tế và hệ thống pháp lý ở các nước ASEAN không đồng nhất như ở châu Âu, do đó việc thực hiện các thương vụ M&A xuyên quốc gia có thể sẽ khó có khả năng đột phá ở châu Á - theo Magnus Bocker, Giám đốc điều hành của Sở Giao dịch chứng khoán Singapore.

Tuy nhiên, theo một cuộc khảo sát do A.T. Kearney, một nhà tư vấn người Mỹ tiến hành thì lại có đến 40% các giám đốc điều hành tham gia khảo sát đã cho rằng M&A sẽ là đường tắt để tăng trưởng sau khi AEC thành lập, sự bùng nổ các vụ M&A trong khu vực Đông Nam Á năm qua sẽ khẳng định xu thế này sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai.

Theo Trí Thức Trẻ/Nikkei Asian


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

M&A tại Việt Nam: Mới là con sóng đầu tiên trước bão lớn?

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc