top-banner-2

Thứ tư, 24/02/2016, 15:42 GMT+7

10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Viết bởi An An   
Thứ tư, 24/02/2016, 15:42 GMT+7

Trong 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam, có 3 cái tên quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng - bất động sản là FLC, Novaland, và Tuấn Lộc – đại gia 8x đằng sau thương vụ thâu tóm các công ty xây dựng.

10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Bảng xếp hạng doanh nghiệp FAST500 - Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam năm 2016 vừa được CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam - Vietnam Report kết hợp cùng báo VietNamNet – Bộ Thông tin và Truyền thông chính thức công bố.

Theo Vietnam Report , tốc độ tăng trưởng CAGR bình quân của các doanh nghiệp này ở mức 127,5%.

Thứ hạng của các doanh nghiệp trong Bảng xếp hạng được sắp xếp dựa trên tiêu chí tăng trưởng kép (CAGR) về doanh thu trong giai đoạn 2011 đến 2014.

Ngoài ra, các tiêu chí như tổng tài sản, tổng lao động, lợi nhuận sau thuế, các chỉ số sinh lời ROA, ROE, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông... cũng được sử dụng trong quá trình xếp hạng như yếu tố bổ sung để đánh giá quy mô và vị thế của doanh nghiệp.

Dưới đây là danh sách 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam trong bảng xếp hạng trên, trong đó, 4/10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng - bất động sản.

10. CTCP Nhựa Châu Âu

- Ngày thành lập: 9/2007

- Sản phẩm chủ đạo: Hạt nhựa màu cô đặc, chất độn nhựa, hạt nhựa phụ gia và hạt nhựa kỹ thuật

- 60% sản phẩm của công ty được bán trên 50 quốc gia khác nhau

9. CTCP Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2


Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.

Nhà máy điện Nhơn Trạch 2.

- Ngày thành lập: 15/6/2007 với số vốn điều lệ 2.560 tỷ đồng

- Là chủ đầu tư và quản lý vận hành Nhà máy điện Tuabin khí Chu trình hỗn hợp Nhơn Trạch 2 công suất 750MW, với sản lượng điện trung bình khoảng 4,7 tỷ kWh/năm, tương đương doanh thu bán điện khoảng 7.000 tỷ đồng/năm

- Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)

- Lợi nhuận ròng năm 2015: 1.141 tỷ đồng

8. Tổng Công ty Phát điện 2-Công ty TNHH MTV


Một góc Nhà máy Thủy điện Ô Môn - dự án của Genco2.

Một góc Nhà máy Thủy điện Ô Môn - dự án của Genco2.

- Genco2 được thành lập theo Quyết định số: 3024/QĐ-BCT ngày 01/6/2012 của Bộ công thương trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ.

- Chính thức đi vào hoạt động hoạt động kể từ ngày 1/1/2013, hiện Genco2 đang quản lý 8 dự án đầu tư nguồn điện.

- Cơ quan chủ quản: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo chỉ đạo của Bộ Công thương, Genco2 là 1 trong 3 Genco phải cổ phần hóa.

7. CTCP Đầu tư Xây dựng Tuấn Lộc

- Thành lập: Năm 2005

- Lĩnh vực kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng công nghiệp, hệ thống cung cấp nước sạch, beton cốt thép…

Cổ đông lớn nhất của Tuấn Lộc là ông Trần Tuấn Lộc, nổi lên với các thương vụ “thâu tóm” các công ty xây dựng Nhà nước như Tổng Công ty Xây dựng số 1, Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 4 (Cienco4), CTCP Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM (CII)…

6. Công ty TNHH Hòa Bình

- Tiền thân của công ty là một nhà máy sản xuất bia hơi và nước giải khát có gas tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, ra đời từ năm 1989. Đến năm 1993, Công ty TNHH Hòa Bình chính thức được thành lập.

- Lĩnh vực kinh doanh chính: Ngành công nghiệp đồ uống, thép, ngành bao bì và ngành xây dựng, bất động sản.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân trong những năm gần đây: trên 25%.

5. CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland)


The Sun Avenue là một trong những dự án của Novaland.

The Sun Avenue là một trong những dự án của Novaland.

- Nova Group thành lập vào năm 1992, đến năm 2007 tách thành 2 nhóm công ty: Anova Corporation (hoạt động trong lĩnh vực xây dựng chuỗi giá trị cung cấp nguồn thực phẩm sạch có truy nguyên nguồn gốc) và Novaland Group (hoạt động trong lĩnh vực bất động sản)

- Novaland có vốn điều lệ 3.600 tỷ đồng và tổng tài sản đạt trên 23.000 tỷ đồng.

4. CTCP Tập đoàn FLC


Tổ hợp FLC Samson Beach & Golf Resort.

Tổ hợp FLC Samson Beach & Golf Resort.

- Tiền thân của FLC là Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú Fortune được thành lập ngày 17/3/2008. Công ty bắt đầu mang tên CTCP Tập đoàn FLC từ đầu năm 2010.

- Từ hoạt động ban đầu là các sàn giao dịch bất động sản, tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính doanh nghiệp, hiện FLC đã mở rộng hoạt động đầu tư vào bất động sản

- Dự án nổi bật: FLC Landmark Tower, FLC Complex, FLC Samson Beach & Golf Resort…

- Kết quả kinh doanh 2015: Ước đạt 1.160 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế

3. Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro)

- Tiền thân là Xí nghiệp liên doanh chế biến dầu khí TPHCM được thành lập năm 1986, hiện là 1 trong 3 nhà cung cấp gas lớn nhất và cũng là một trong những đầu mối xuất nhập khẩu xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu chính tại Việt Nam

- Thị phần gas: 14% (thông tin do công ty cung cấp)

2. Công ty TNHH Thiết bị Viễn thông ANSV

- Ngày thành lập: 7/1993 trong quan hệ hợp tác giữa Tập đoàn Alcatel (nay là Alcatel – Lucent) với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam).

- Từ tháng 8/2011, CTCP Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông (VNPT Technology) đã mua lại toàn bộ quyền lợi và trách nhiệm của Alcatel – Lucent tại ANSV, sở hữu 51,2% trong ANSV (VNPT đã sở hữu 48,8% cổ phần)

1. CTCP Thực phẩm An Long

- Ngày thành lập: 24/12/2007

- Sản phẩm: Các loại dầu thực vật như Happi Koki, Kencook, Mommy Buddy, Olifam, Happi Soya

- Doanh thu: 1.200 tỷ đồng.

Link nguồn: http://cafebiz.vn/thi-truong/10-doanh-nghiep-tang-truong-nhanh-nhat-viet-nam-20160224122016653.chn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc