top-banner-2

Thứ ba, 06/10/2015, 12:21 GMT+7

Công viên tơ lụa Nam Á châu - Nơi lưu giữ nghề dệt truyền thống giữa phố thị

Viết bởi An An   
Thứ ba, 06/10/2015, 12:21 GMT+7

Một không gian văn hóa độc đáo với việc tái hiện và tái sinh các làng nghề dệt may truyền thống của Việt Nam và châu Á, nơi hội tụ của nền kinh tế tri thức chuyên ngành dệt may thời trang được đặt tên là Công viên tơ lụa Nam Á châu.

Tầng 6 của Bảy Hiền Tower (số 9 Phạm PhúThứ, P11, quận Tân Bình) là một nơi như thế. Cư dân thương xá Bảy Hiền sẽ được thụ hưởng văn hóa và nhận được vận hội kinh doanh xứng tầm khu vực.

cong-vien-to-lua-nam-a

Mô hình công viên dự kiến lầu 6 thương xá Bảy Hiền

Điểm nhấn đầu tiên trong Công viên tơ lụa Nam Á châu tất nhiên là Làng tơ lụa Việt Nam với mô hình các làng dệt truyền thống của người Việt trải dài khắp ba miền đất nước: Làng Lụa Hội An (miền Trung), Làng Lụa Tân Châu (An Giang), Làng Dệt Thổ Cẩm người Chăm (NinhThuận), làng dệt thổ cẩm người Ê-đê (Tây Nguyên).

Một làng tơ lụa Việt với bản sắc riêng: dệt thủ công và những vật liệu từ đời sống hàng ngày, tạo ra những sắc màu, hoa văn độc đáo chỉ có lụa Việt mới có.

Làng lụa Hội An

Làng lụa Hội An

Làng lụa Tân Châu

Làng lụa Tân Châu

Làng dệt Thổ Cẩm người Chăm

Làng dệt Thổ Cẩm người Chăm

Điểm nhấn thứ hai chính là một chuỗi mô hình và thực thể - công nghệ dệt may nổi bật của các nước châu Á: Mô hình nghề dệt vải HanSan của Hàn Quốc, mô hình xưởng tơ lụa Tomioka của Nhật Bản, mô hìnhtrồng và dệt lụa tơ sen của Myanmar…

Mô hình máy dệt tơ lụa trong xưởng tơ lụa Tomioka của Nhật Bản, di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận

Mô hình máy dệt tơ lụa trong xưởng tơ lụa Tomioka của Nhật Bản, di sản văn hóa thế giới được Unesco công nhận

Khung cửi dệt vải gai Hansan của HànQuốc – Di sản  văn hóa quốc gia Hàn Quốc

Khung cửi dệt vải gai Hansan của HànQuốc – Di sản văn hóa quốc gia Hàn Quốc

Lấy tơ sen để dệt lụa – Làng lụa tơ sen trên hồ Inle, di sản văn hóa thế giới

Lấy tơ sen để dệt lụa - Làng lụa tơ sen trên hồ Inle, di sản văn hóa thế giới

Mắt nhìn, tay chạm, người được mặc những tác phẩm thời trang thực hiện từ các loại lụa quý hiếm của Việt Nam và châu Á trong Công viên tơ lụa này, cư dân Bảy Hiền và khách tham quan thực sự chìm đắm vào một không gian hết sức đặc trưng của nghề canh cửi châu Á, đồng thời, từ đây, cư dân và khách tham quan sẽ được khơi nguồn cảm hứng sáng tạo và trao vận hội để khởi đầu những cuộc giao thương đặc thù trong khu vực ASEAN và châu Á.

Mỗi tháng, sàn catwalk dài 97m trên Công viên tơ lụa Nam Á châu sẽ trình diễn thời trang. Đây là điểm nhấn giao thương ngành thời trang của khu vực ASEAN và châu Á. Bên cạnh đó trong Công viên tơ lụa Nam Á châu sẽ có một thư quán và một hội quán trưng bày những tác phẩm nghệ thuật thời trang và mỹ thuật của Việt Nam – ASEAN và châu Á…

Thương xá Bảy Hiền đang cam kết trở thành nơi sinh sống, hưởng thụ văn hóa giao thoa văn minh xứng tầm của Sài Gòn và Việt Nam. Những giá trị văn hóa, những vận hội kinh doanh sẽ từ nơi này xuất phát và thăng hoa để biến Bảy Hiền trở thành một nơi đáng sống, đáng sở hữu vì những giá trị kinh tế tri thức mà thương xá mang lại.

Theo Phunuhiendai.com.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Công viên tơ lụa Nam Á châu - Nơi lưu giữ nghề dệt truyền thống giữa phố thị

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc