5 lợi ích của thất bại |
Viết bởi Văn Tuyết |
Thứ năm, 05/03/2015, 10:25 GMT+7 |
Thua cuộc, bị từ chối, bị bác bỏ là những trạng thái tồi tệ chẳng ai muốn trải qua trong đời. Tuy nhiên, nó là những “cánh cổng” mà bất kỳ ai cũng phải bước qua trên đường tìm kiếm vinh quang. Đừng để thất bại nghiền nát bạn. Thất bại là một phần của thành công nên chẳng lạ gì khi nó mang lại nhiều lợi ích, chẳng hạn như:
1. Là động lực để ta chứng tỏ bản thân Nam tài tử Harrison Ford khi mới khởi nghiệp diễn viên đã bị một đạo diễn đánh giá là “không có tố chất gì để nổi tiếng” và chỉ nhận được những vai quần chúng nhỏ trong phim. Có giai đoạn ông buộc phải chuyển sang làm thợ mộc để kiếm tiền nuôi gia đình nhưng vẫn thường xuyên đến các buổi casting diễn viên. Sự kiên trì cộng với một chút may mắn, ông giành được vai chính trong Star War 1977, và trở thành một trong những nam diễn viên được yêu mến nhất cho đến hôm nay. 2. Khiến ta thêm sáng tạo Năm 1919, Walt Disney xin được một chân vẽ biếm họa cho tờ báo Kansas City Star nhưng sau đó bị sa thải vì theo biên tập viên quản lý thì ông “thiếu sự tưởng tượng và chẳng có ý tưởng gì mới mẻ”. Đoạn kết của câu chuyện, chắc chắn mọi người đã biết. 3. Khiến ta làm việc chăm chỉ hơn Michael Jordan, ngôi sao bóng rổ Mỹ từng tâm sự: “Việc không vào được đội Varsity khiến tôi phải nỗ lực nhiều hơn nữa ở mỗi trận đấu. Thất bại cũng dạy tôi rằng, nếu tôi đặt ra mục tiêu và phấn đấu hết mình vì nó, tôi sẽ được trả công xứng đáng”. 4. Giúp ta hiểu rõ bản thân Đôi khi bạn không biết mình có những khả năng gì cho đến khi thất bại. Vera Wang từng rất thất vọng khi không vào được đội tuyển Olympic trượt băng nghệ thuật của Mỹ. Sau đó, bà đành chuyển sang làm biên tập viên thời trang, rồi nhanh chóng được thăng chức vượt cấp, trở thành tổng biên tập và sau đó, bắt đầu sự nghiệp thiết kế áo cưới ở tuổi 40. 5. Mở rộng hiểu biết, tăng thêm kinh nghiệm Thời trẻ, Henry Ford nổi danh trong ngành kinh doanh ô tô vì những thất bại liên tiếp. Nhưng rốt cuộc ông cũng tìm được một đối tác tin tưởng vào mình, và Ford đã chứng tỏ ông học được những kiến thức quý giá từ những sai lầm của mình khi Ford Motor mãi mãi thay đổi ngành công nghiệp ô tô nói riêng và công nghiệp tự động hóa nói chung với dây chuyền sản xuất của mình. Theo DNSG Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|