Học cách đầu tư & tiêu tiền tốt hơn là tiết kiệm tiền |
Viết bởi Kim Cúc |
Chủ nhật, 01/03/2015, 09:28 GMT+7 |
Tiết kiệm tiền là một thói quen tốt nhưng nó chưa phải là cách tốt nhất. Henry Ford là người sáng lập công ty Ford Motor. Ông là người đầu tiên áp dụng sản xuất kiểu dây chuyền lắp ráp trong sản xuất ô tô. Ford không chỉ cách mạng ngành công nghiệp sản xuất ở Mỹ và Châu Âu mà còn có nhiều ảnh hưởng tới kinh tế xã hội thế kỷ 20. Henry Ford đã thay đổi thế giới bằng chiếc xe hơi bốn bánh và rất nhiều tư tưởng tiến bộ của ông về kinh tế xã hội được mọi người khắc ghi. Một trong số đó là tư tưởng tiến bộ về tính tiết kiệm. Theo tư tưởng của “ông vua” nền công nghiệp xe hơi Henry Ford thì “tiết kiệm” chính là sự lo sợ. Trong một số hoàn cảnh, những con số lớn về sự lãng phí, thực tế có thể sẽ ám ảnh đầu óc con người, thường là của những người theo chủ nghĩa thực dụng. Và để chống lãng phí, họ chủ trương tiết kiệm. Nhưng việc tiết kiệm chỉ cải thiện tình hình được đôi chút chứ hoàn toàn không thể giúp ta thoát khỏi tình thế khó khăn được. Tiết kiệm là thói quen của những người chỉ mới sống có một nữa với tiềm năng của mình mà thôi. Tất nhiên, tiết kiệm luôn tốt hơn là hoang phí. Nhiều người tự hào vì mình là người tiết kiệm và coi đó là một đức tính tốt. Tất cả chúng ta hẳn đều gặp những người thậm chí còn tiết kiệm cả đến không khí họ thở và tiết kiệm luôn cả những lời khen ngợi. Vậy thì khi đó tiết kiệm lại trở thành lãng phí. Đó chính là sự lãng phí “nhựa” sống. Với Ford thì có hai loại lãng phí. Một là tiêu xài hoang phí tiền của. Hái là chậm chạp và để cho tiền của mình đứng im một chỗ không sinh lời. Như vậy, những người tiết kiệm quá sẽ có nguy cơ bị xếp chung với những người chậm chạp. Cũng có thể mọi người đã quá chú trọng đến thói quen tiết kiệm. Tất nhiên, có một khoản tiết kiệm là cần thiết và là mong muốn của mỗi người. Và thực tế, khi chúng ta có khả năng tiết kiệm mà nếu không làm như thế thì đó sẽ là lãng phí. Nhưng khái niệm tiết kiệm cũng dễ bị hiểu sai và bị đề cao quá, thành ra lại trở thành không tốt. Theo Henry Ford thì chúng ta hay có thói quen dạy trẻ con tiết kiệm tiền nhằm ngăn không cho trẻ tiêu sài hoang phí và vị kỷ. Điều này cũng tốt, nhưng không tích cực lắm vì nó không giúp trẻ tự thể hiện mình và tự tính toán chi tiêu. Do đó, dạy trẻ cách đầu tư và tiêu tiền sẽ tốt hơn là dạy chúng tiết kiệm tiền. Hầu hết những người đang cần mẫn làm việc để có tiền sẽ đạt năng suất cao hơn khi đầu tư những đồng vốn quý báu vào mình trước. Sau đó thì mới ưu tiên đến những việc quan trọng và cần thiết khác. Nếu làm thế, chúng ta sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Đặc biệt, đối với những người trẻ tuổi, họ sẽ có lợi thế lớn hơn khi đầu tư trước rồi tiết kiệm sau. Họ nên đầu tư vào bản thân, để có thể tăng thêm khả năng sáng tạo, tư duy rộng mở cho tới khi tận dụng tối đa khả năng của mình. Sau đó, hãy nghĩ đến việc tiết kiệm một phần thu nhập. Khi chúng ta không muốn phấn đấu để làm việc hiệu quả hơn thì điều này đồng nghĩa với việc ta không tiết kiệm. Khi đó, nó cũng có nghĩa là chúng ta đang lấy đi nguồn vốn cơ bản của chính mình. Và tự chúng ta đang làm giảm đi giá trị vốn có mà tạo hóa đã ban cho. Nguyên tắc “sống là phải tiêu dùng” chính là một lời hướng dẫn thực tế trong cuộc sống. Và khoản chi tiêu khôn ngoan nhất, theo tất cả các doanh nhân trên thế giới, là đầu tư vào chính bản thân mình. Điều này luôn mang lại giá trị cuối cùng. Theo Tri thức trẻ
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|