top-banner-2

Thứ sáu, 02/06/2017, 13:03 GMT+7

Doanh nghiệp gia đình & chiến lược phát triển

Viết bởi ducanh   
Thứ sáu, 02/06/2017, 13:03 GMT+7

Doanh nghiệp gia đình thường được khởi lập bởi những cá nhân có tư duy và cảm hứng kinh doanh nhạy bén nên có nhiều cơ hội định hình và trụ được trên thương trường.

Sự gắn kết cùng nỗ lực bền bỉ cũng là những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của các doanh nghiệp gia đình. Cùng với thời gian, nhiều doanh nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, thị trường và quy mô hoạt động ngày càng rộng lớn. Chính điều đó đã khiến nhiều doanh nghiệp gia đình dần có xu hướng chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - con, thành lập tổ hợp để tiến tới phát triển theo mô hình tập đoàn đa ngành. Tuy nhiên việc chuyển đổi mô hình đó có thực sự giúp doanh nghiệp phát triển hơn hay không, điều đó còn phụ thuộc vàonhiều yếu tố, đặc biệt là chiến lược phát triển của mỗi công ty.

Tại châu Âu có tới 85% doanh nghiệp là doanh nghiệp gia đình, nhóm doanh nghiệp này tạo ra 70% GDP cho toàn châu Âu. Tại Châu Á - Thái Bình Dương, cũng có tới 85% DN gia đình và chiếm tới 57% nhân lực của các công ty niêm yết ở Nam Á. Ở những nền kinh tế đang phát triển, nhiều công ty thành công cũng có nguồn gốc từ các doanh nghiệp gia đình, điển hình là Wal-Mart, Bertelsmann và Bombardier ở Bắc Mỹ và châu Âu; các “chaebol”  ở  Hàn Quốc và “grupo” ở châu Mỹ La Tinh.

Tại Việt Nam, ngoài các doanh nghiệp nhà nước. Tuyệt đại đa số các doanh nghiệp lớn nhất và thành công nhất đều là các công ty gia đình.Có thể điểm qua những tên tuổi lớn như: Tập đoàn Doji, Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, Biti’s, Tập đoàn Phú Thái, Công ty Minh Long…Tính đến hết năm 2016, mô hình công ty gia đình Việt Nam chiếm trên 95 % số doanh nghiệp hoạt động.

Trong thực tế của kinh tế Việt Nam hiện nay, hầu hết các công ty gia đình thành công thường phát triển kinh doanh, mở rộng kinh doanh đa ngành nghề. Với một mạng lưới các công ty có lĩnh vực hoạt động không liên quan tới nhau. Và thường tập trung hơn vào từ hai đến bốn lĩnh vực kinh doanh chính với sự pha trộn giữa các hoạt động có mức độ rủi ro cao và các hoạt động có thu nhập ổn định. Rất nhiều gia đình bổ sung lĩnh vực kinh doanh truyền thống thông qua việc sáp nhập, mua lại (M&A) hoặc đầu tư khoảng 10 đến 20% vốn điều lệ cho các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực mới. Bí quyết của tăng trưởng nằm ở chỗ kết hợp hài hoà giữa táo bạo thay đổi danh mục đầu tư với chuyển đổi dần dần từ khu vực đã phát triển sang khu vực đang tăng trưởng để bảo toàn tài sản của gia đình….

Sự thành công chỉ đến khi mỗi doanh nghiệp có được những chiến lược phát triển phù hợp, mang tính ổn định và bền vững. Chính từ thực tiễn trên, chương trình Chìa khóa thành công đã đưa lên sóng chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Chiến lược phát triển” phát sóng vào lúc 10h ngày Chủ nhật, 4/6/2017. Cùng với đó là câu chuyện của một doanh nghiệp gia đìnhchuyên sản xuất và kinh doanh gốm sứ mỹ nghệ có thâm niên và uy tín thị trường.Sau một giai đoạn phát triển thành công, từ một dòng sản phẩm gốm sứ mỹ nghệ ban đầu, thuận theo nhu cầu thực tế của thị trường, doanh nghiệp đã thuận đà mở thêm các mảng sản phẩm khác như: gốm sứ kỹ thuật, sản xuất hàng xuất khẩu theo đơn đặt hàng, cung cấp và phân phối nguyên vật liệu cho ngành gốm sứ… Đến nay, bên cạnh mảng kinh doanh cốt lõi là gốm sứ mỹ nghệ, các mảng kinh doanh mới nói trên đều phát triển nhanh chóng; đang góp ngày càng cao vào sự tăng trưởng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đặc biệt, các mảng kinh doanh này đều đang được những người thân trong gia đình đảm trách và tổ chức kinh doanh khá hiệu quả.

1-le-huu-thi-vhdn

Anh Lê Hữu Thi - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Apuwa Việt Nam trong vai trò CEO của tình huống này.

Đứng trước cơ hội phát triển hơn nữa, CEO (cũng là người trong gia đình, đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị) đã đề xuất chuyển đổi công ty sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Trong đó, các công ty con sẽ được thành lập theo mô hình cổ phần đểkêu gọi đầu tư. Tuy nhiên các thành viên còn lại đã kiên quyết phản đối với rất nhiều lý do. Đặc biệt là sợ rủi ro và tăng chi phí.

Trong vai trò CEO tham gia giải quyết vấn đề trên song, anh Lê Hữu Thi - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Apuwa Việt Nam - đã tiếp tục đưa ra các lý lẽ để bảo vệ quan điểm chuyển đổi mô hình công ty mẹ, con.

Ý kiến của anh đã nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả theo dõi trên Fanpage CEO - Chìa khóa Thành Công. Bạn Nguyễn Nam chia sẻ: “Theo tôi, hướng đi mà CEO đề xuấtlà hợp lý bởi việc chuyển đổi như vậy sẽ giúp doanh nghiệp có thêm nhân tố mới, điều này sẽ giúp hệ thống doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn, minh bạch - rõ ràng hơn, cũng đồng nghĩa với việc DN sẽ phát triển tốt hơn, bền vững hơn”. Bạn Mai Hoa cũng khẳng định: “việc chuyên sang mô hình mẹ - con không chỉ giúp DN đa dạng hóa kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề mà còn giúp nâng tầm cho DN”.

2-le-huu-thi-vhdn

CEO Lê Hữu Thi và các doanh nhân đang bàn luận việc chuyển đổi sang mô hình công ty mẹ - công ty con cho doanh nghiệp.

Trên thương trường rộng lớn và liên tục phát triển luôn sẵn nhiều cơ hội kinh doanh cho mỗi DN. Nhưng đi cùng những cơ hội đó luôn là vô vàn rủi ro và thách thức. Bởi vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải có một chiến lược phát triển bài bản và đúng đắn cho riêng mình để làm nền tảng phát triển vững bền. Theo dõi Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Doanh nghiệp gia đình - Chiến lược phát triển” sẽ mang lại những gợi mở hữu ích cho nhiều doanh nghiệp. Bởi tình huống của doanh nghiệp gốm sứ mỹ nghệ đươck đặt ra trong chương trình cũng chính là bài toán mà nhiều doanh nghiệp sẽ phải giải trong thực tế phát triển.

Chương trình CEO - Chìa Khóa Thành Công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng gia phối hợp thực hiện với sự đồng hành của Tập đoàn Bất động sản Novaland.

Xem lại chương trình tại : CEO – Chia khóathành công trên Youtube

Fanpage chính thức tại: www.facebook.com/ceochiakhoathanhcongsme

Hotline đăng ký tham gia chương trình : 098 148 6868 

 

PV

*Nội dung được thực hiện theo GPKD của TSM


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Doanh nghiệp gia đình & chiến lược phát triển

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc