Bánh kẹo xuất khẩu: Cảnh giác với hàng giả, hàng nhái |
Viết bởi ducanh | |
Thứ sáu, 24/03/2017, 22:22 GMT+7 | |
Lĩnh vực kinh doanh bánh kẹo trong nước đang có nhiều tín hiệu vui khi kim ngạch xuất khẩu ngày càng gia tăng với những thương hiệu bánh kẹo “made in Vietnam” tạo được chỗ đứng trên thị trường ngoại. Tuy nhiên, tại một số thị trường bên cạnh việc xuất hiện hàng giả, hàng nhái đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp trong nước. Năm 2016, xuất khẩu của bánh kẹo tăng trưởng ở mức 15% so với tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm bánh kẹp, ngũ cốc lên tới 532 triệu USD. Các nước như Trung Quốc, Hoa Kỳ và Campuchia là ba quốc gia nhập khẩu bánh kẹo lớn nhất từ Việt Nam, tiếp đó là Nhật Bản, Hàn Quốc tăng với khối lượng đáng kể. Theo kết quả nghiên cứu của Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI), doanh thu ngành bánh kẹo Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, dự báo đến năm 2018 sẽ đạt khoảng 40.000 tỷ đồng. Công ty cồ phần Bibica cho rằng, xuất khẩu bánh kẹo vẫn đang tăng trưởng 2 chữ số ở một số thị trường quan trọng. Bà Nguyễn Thị Thanh – Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh Tuy nhiên, cuộc chơi ở thị trường ngoại không phải là dễ dàng. Một mặt là về mẫu mã, chất lượng sản phẩm mang tính chất khác biệt, đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, giá cả phù hợp,… và có thương hiệu uy tín. Mặt khác, để chiếm lĩnh được thị phần nước ngoài, các doanh nghiệp cần phải luôn đưa ra những sản phẩm mới mà vẫn làm hài lòng khách hàng. Bên cạnh đó là những yếu tố về giá cả, dịch vụ, lợi ích kèm theo cho các nhà nhập khẩu. Thậm chí, tại một số thị trường còn có những chiêu trò cạnh tranh xấu khiến nhiều doanh nghiệp lao đao, tiêu biểu như việc các sản phẩm bánh kẹo của những doanh nghiệp có tiếng lại bị những đơn vị khác làm giả, làm nhái thương hiệu của công ty kéo giá thành xuống. Cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng đã là một bài toán khó nay nhiều doanh nghiệp còn phải cảnh giác trước tình trạng hàng hóa thật-giả khiến người tiêu dùng khó phân biệt hay hiểu nhầm là sản phẩm của công ty làm mất uy tín. Từ đó kéo theo hàng loạt hệ lụy như ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp, doanh số bị sụt giảm trầm trọng,… và nguy cơ phải rời khỏi thị trường là rất lớn. Đối phó với tình trạng làm hàng giả, hàng nhái tại một số thị trường này, các doanh nghiệp cần phải có chiến lược cụ thể. Việc đầu tư thời gian, công sức tiền bạc nghiên cứu và cho ra những dòng sản phẩm mới khác biệt và chất lượng vượt trội hơn so với sản phẩm cũ được nhiều doanh nghiệp thực hiện. Ngoài ra, cần có các chiến dịch truyền thông, marketing về thương hiệu để khẳng định vị thế sản phẩm, hướng dẫn người tiêu dùng cách bài trừ hàng nhái rất hiệu quả. Và để làm được điều này, buộc doanh nghiệp phải có thế mạnh về vốn để đầu tư cho từng kế hoạch cụ thể. Còn nếu không thì việc âm thầm rút lui khỏi thị trường ngoại là lẽ đương nhiên. Đó cũng chính là câu chuyện của doanh nghiệp trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công của VTV1 phát sóng vào ngày 26/3 với chủ đề: “Chiến lược công ty – Tiến thoái lưỡng nan” để các Doanh nhân bàn luận về vấn đề này. Theo đó, chương trình đề cập đến vấn đề của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo được làm từ các sản phẩm nông sản của nước ta. Do là sản phẩm có truyền thông khá lâu năm nên thương hiệu khá uy tín và được biết trên khá rộng rãi trong nước. Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, sau một thời gian nghiên cứu, doanh nghiệp nhận thấy có cơ hội để phát triển và mở rộng thị trường sang các nước lân cận nên đã nỗ lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, ứng dụng công nghệ kỹ thuật để đã cho ra đời một dòng sản phẩm cao cấp và xuất khẩu sang các nước lân cận. Với các sản phẩm bánh kẹo cao cấp có hương vị mới lạ, đặc sắc và dành cho cả người ăn kiêng nên bước đầu doanh nghiệp đã thành công khi xâm nhập các thị trường mới. Tuy nhiên, sau một thời gian, bỗng nhiên ở các thị trường này tràn ngập các sản phẩm làm nhái, làm giả thương hiệu của công ty và có giá bán rẻ hơn. Điều này đã khiến các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng, doanh số, lợi nhuận sụt giảm. Trước tình hình này, CEO và các cổ đông đã buộc phải ngồi lại với nhau để bàn bạc và định hướng lại chiến lược cho công ty. Tham gia giải quyết vấn đề này, bà Nguyễn Thị Thanh – Giám đốc Công ty TNHH Mai Thanh với hơn 10 năm kinh nghiệm về sản xuất ống nhựa tiên phong dẫn đầu trong vùng đồng bằng Sông Hồng sản xuất các loại ống nhựa uPVC, PRR và phụ tùng nhựa khác nhập nguyên liệu từ Thái Lan, TPC VINA, Nhật Bản, Hàn Quốc… Các sản phẩm ống nhựa Mai Thanh mang tên Phú Mỹ Tân, Tuấn Huy đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa với những ưu điểm như kích thước đa dạng; phong phú về chủng loại tiện ích trong nhiều công trình; được dùng cho cấp thoát nước, xây dựng, các ngành công nghiệp, giao thông tưới tiêu nước trong lâm nông nghiệp… được sản xuất áp dụng hệ thống quản lý chất lượng và tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cũng như theo tiêu chuẩn ISO, DIN 8074:1999; ISO 4422: 1996; TCVN 6151: 2002… trên dây chuyền thiết bị hiện đại nhập khẩu từ Nhật Bản; Đài Loan. Trong vai trò là CEO điều hành doanh nghiệp trong tình huống của chương trình đưa ra, bà Thanh đưa ra quan điểm: “Doanh nghiệp đã mất rất nhiều công sức, thời gian và tiền bạc để xâm nhập thị trường các nước lân cận. Không nên dễ dàng bỏ cuộc như vậy. Để tiếp tục trụ lại ở những thị trường này, doanh nghiệp nên tiếp tục đầu tư để cho ra đời các dòng sản phẩm mới, độc đáo và khác biệt hơn, các đối thủ sẽ khó làm nhái hơn”. Ý kiến của bà Thanh nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả theo dõi trên Fanpage CEO – Chìa khóa Thành Công, đại diện bạn Thịnh Cường chia sẻ: “Truyền thông trong vấn đề nhận diện thương hiệu của công ty ở đây có lẽ là một việc làm cần thiết trong tình huống này. Chiến lược sản xuất và bán của công ty cũng nên rà soát một cách tỉ mỉ, thận trọng đặc biệt là các đối tác của công ty”. Xuất khẩu ra thị trường nước ngoài là điều mà doanh nghiệp nào cũng luôn nỗ lực hướng đến. Thế nhưng, việc ở lại thị trường được bao lâu, ứng phó được với những chiêu trò cạnh tranh như thế nào để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì doanh nghiệp cần những chiến lược dài hạn và khẳng định được vị thế của thương hiệu ở nước ngoài.
Việt Chinh *Nội dung được thực hiện theo ĐKKD của TST
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|