Làn sóng M&A doanh nghiệp startup bùng nổ |
Viết bởi ducanh | |
Thứ sáu, 10/03/2017, 08:52 GMT+7 | |
Thị trường M&A đang trở nên sôi động và rộng mở hơn khi ngày càng có nhiều các nhà đầu tư rót vốn cho các doanh nghiệp startup. Theo các chuyên gia, thời gian tới thị trường sẽ chứng kiến nhiều thương vụ M&A với những phương thức hết sức mới mẻ và thú vị. Doanh nhân Phạm Đình Huấn - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VietKTV tham gia chương trình CEO – Chìa khóa thành công bàn luận về vấn đề này Theo thống kê, năm 2015 số lượng các doanh nghiệp startup nhận vốn đầu tư từ hoạt động mua bán và sáp nhập đã tăng 2,4 lần, từ 28 doanh nghiệp năm trước đó lên đến 67 doanh nghiệp. Ấn tượng nhất năm 2015 là thương vụ Tập đoàn quốc tế Fossil mua lại Misfit, một doanh nghiệp đặt tại Việt Nam, do các doanh nhân quốc tế làm chủ, trị giá 260 triệu USD tạo khích lệ nhất cho cộng động startup người Việt cả trong và ngoài nước. Tiếp đó, trang Tech in Asia công bố trong năm 2016, Việt Nam đứng thứ 5 với kết quả gọi vốn cho start up là 60,9 triệu USD so với các nước Đông Nam Á. Những con số này chứng tỏ một điều rằng các doanh nghiệp startup Việt đang chứng tỏ được khả năng sáng tạo, khả năng kinh doanh của mình khi thu hút được nhà đầu tư trong và ngoài nước rót vốn. Mặc dù là các doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp nhưng hiện các doanh nghiệp start up chính là những “con mồi ngon” đối với các nhà đầu tư. Các doanh nghiệp này không chỉ sáng tạo ra các giải pháp kinh doanh mới, hiệu quả và nhiều tiềm năng mà còn có đội ngũ nhân sự nhiệt huyết, đam mê. Nắm trong tay được một doanh nghiệp startup như vậy sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hoàn thiện chuỗi giá trị của mình. Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, trong định hướng chiến lược phát triển, từ năm 2017 Viettel sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A (mua bán, sáp nhập) đối với startup đã có hình hài, tiềm năng. Thời điểm hiện nay, Viettel rất muốn đầu tư cho những startup có ý tưởng đã thành hình hài. Theo quan điểm của ông, có thể ở góc độ sáng tạo, những doanh nghiệp lớn không bằng được như những doanh nghiệp nhỏ, các startup. Nhưng doanh nghiệp lớn lại có sẵn hệ thống phân phối, bán hàng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao... Nếu cả hai cùng hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh. Chính vì điều nay, vừa qua chương trình CEO – Chìa khoá thành công của VTV1 phát sóng ngày 12/3/2107 đã đưa lên sóng chủ đề: “Mua bán và sáp nhập – Hợp tác hay mua đứt” để các Doanh nhân bàn luận về vấn đề này. Theo đó, chương trình đề cập đến câu chuyện của một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ đang sở hữu chuỗi 20 cửa hàng. Trước xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, internet và đặc biệt là sự thay đổi trong thói quen mua sắm của nhiều khách hàng trẻ. Doanh nghiệp nhận thấy muốn cạnh tranh thành công và bứt phá trước các đối thủ thì các hoạt động bán hàng và thanh toán của chuỗi các cửa hàng cần phải gắn liền với internet và các thiết bị di động. Trong lúc đang nghiên cứu và tìm giải pháp cho vấn đề này thì doanh nghiệp nhận được một lời mời hợp tác đến từ một doanh nghiệp startup. Mặc dù là doanh nghiệp nhỏ, mới khởi nghiệp nhưng nhờ có nền tảng công nghệ tốt, có mối quan hệ với các đối tác trong lĩnh vực giao nhận, vận chuyển hàng hóa… nên đã tạo ra một ứng dụng giao hàng và thanh toán online hết sức ưu việt. Hợp tác với đối tác này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể triển khai các hoạt động bán hàng online, thanh toán trực tuyến và giao hàng tận nơi một cách đơn giản, hiệu quả và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ông Huấn trong cuộc họp với hai vị cổ đông trong chương trình CEO – Chìa khóa thành công Tham gia giải quyết vấn đề này trong vai trò CEO của chương trình, anh Phạm Đình Huấn – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần VietKTV, một doanh nghiệp đang rất thành công trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm âm thành Karaoke. Với kinh nghiệm gần 15 năm trên thị trường, VietKTV hiện là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trên thị trường nhờ luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ vào các sản phẩm của mình. Năm 2014, VietKTV đã bỏ ra 10 tỷ đồng mua bản quyền tác giả âm nhạc từ Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam. Cũng trong năm đó, sản phẩm KTV HD, sản phẩm đầu tiên trên thị trường tích hợp công nghệ đám mây và chất lượng hình ảnh HD chính thức có mặt trên thị trường. Đến tháng 4/2015, VietKTV thực sự bước lên một nấc thang mới trên thị trường khi chính thức đưa hệ thống cập nhật bài hát qua mạng internet và phần ra mắt các phiên bản phần mềm điều khiển đầu máy bằng điện thoại thông minh, máy tính bảng đi vào hoạt động. Theo ông Huấn : “Nếu mua lại doanh nghiệp này và định hướng, điều tiết hoạt động của họ theo ý muốn của mình có thể làm mất đi bản sắc riêng của doanh nghiệp. Đồng thời làm mất đi tính trung lập của doanh nghiệp này. Bởi để tạo nên một ứng dụng ưu Việt như vậy họ đã có những giải pháp hết sức sáng tạo và kết nối các đối tác khác vận hành theo cách thức của riêng họ. Do đó, để không làm mất đi những điều này doanh nghiệp nên tiến hành hợp tác và chia sẻ lợi nhuận với họ”. Ý kiến của ông Huấn nhận được sự đồng tình của rất nhiều khán giả theo dõi trên Fanpage CEO – Chìa khóa Thành Công, đại diện bạn Khương Luân chia sẻ: “Theo quan điểm của tôi, nên hợp tác với doanh nghiệp hơn là mua hẳn vì đội ngũ nhân viên rất quan trọng, người ta nói có 3 yếu tố để phát triển doanh nghiệp: thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Khi mua đứt công ty đó nếu bạn duy trì được yếu tố nhân hoà thì hãy mua, đôi khi nhân viên làm việc chưa hẳn vì lương cao, mà vì cách cư xử của cấp trên”. Trên thực tế, việc hợp tác hay mua lại một doanh nghiệp startup đều có lợi cho cả nhà đầu tư lẫn công ty khởi nghiệp bởi đây chính là hình thức bổ trợ lẫn nhau để cùng phát triển, điều này tạo thêm cơ hội gia tăng giá trị thương hiệu cho hai bên. Và xu hướng M&A các doanh nghiệp startup rầm rộ trong thời gian vừa qua là một minh chứng.
Việt Chinh Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE*Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|