top-banner-2

Thứ hai, 20/06/2016, 14:35 GMT+7

Lãi suất huy động bật tăng trở lại

Viết bởi An An   
Thứ hai, 20/06/2016, 14:35 GMT+7

Cách đây không lâu, một vài ngân hàng có động thái giảm lãi suất huy động thì nay một vài nhà băng khác lại dóng lên một cuộc đua mới.

1-lai-suat-ngan-hang-van-hoa-doanh-nhan

Có tăng như chưa lấy lại đỉnh cũ

Lãi suất huy động đang rục rịch tăng trở lại. Cụ thể, từ ngày 14/6, Viet Capital Bank đồng loạt tăng lãi suất các sản phẩm tiền gửi thông thường, gửi online và tiết kiệm với mức tối đa lên đến 7,7% mỗi năm. Theo đó, với hình thức gửi tiết kiệm thông thường, một số kỳ hạn ngắn được tăng 0,1-0,2% một năm. Còn với loại hình gửi tiết kiệm online thì được cộng thêm 0,05 - 0,3% một năm.

Trong biểu lãi suất mới áp dụng từ ngày 8/6, Eximbank điều chỉnh tăng lãi suất huy động (nhận lãi cuối kỳ) kỳ hạn 7 tháng thêm 0,1%, từ 5,4% lên 5,5%.

Bên cạnh đó, nhà băng này cũng tăng lãi suất tiền gửi (nhận lãi trước) kỳ hạn 15 tháng và 18 tháng từ 5,7% lên 5,8%. Tương tự, VIB đã áp mức lãi suất huy động mới cho khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn một tháng, tăng 0,15% từ 4,75% lên 4,9%.

Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, đợt tăng lãi suất lần này không thể hiện xu hướng tăng của thị trường mà mới chỉ manh nha ở một vài ngân hàng và với mức độ tăng rất nhỏ khiến khung lãi suất vẫn chưa thể hồi phục lại như thời điểm trước đó.

Hồi đầu tháng 4, một vài ngân hàng đã gây sốc khi đưa lãi suất lên mức 8,4%/năm cho kỳ hạn 36 tháng thì tới nay sau nhiều lần điều chỉnh, lãi suất đã về dưới 8%/năm. Chẳng hạn dù Eximbank nâng lãi suất nhưng mức lãi suất cao nhất tại ngân hàng chỉ còn 7,5%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 13 tháng, với điều kiện khách hàng phải gửi tiết kiệm từ 500 tỷ đồng trở lên. Còn ngân hàng OCB, hồi tháng 4 lãi suất cao nhất ở mức 8%/năm song hiện mức lãi cao nhất chỉ còn là 7,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng và 13 tháng.

Trận đồ lãi suất

Sau phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, NHNN được chỉ đạo xây dựng lộ trình báo cáo Thủ tướng, quyết tâm từ nay đến cuối năm đưa ra các kịch bản giảm lãi suất .

Ngoài ra, trong định hướng nhiệm vụ phát triển KTXH năm 2017, Thủ tướng cũng yêu cầu điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ, phấn đấu giảm lãi suất, góp phần giảm chi phí đầu vào và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

Trước đó, NHNN cũng thể hiện quyết tâm giảm lãi suất khi ban hành Chỉ thị 04 về điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng 6 tháng cuối năm. Một trong những yêu cầu được Thống đốc đưa ra là ổn định lãi suất huy động để có điều kiện giảm lãi suất cho vay.

Đồng thời, mới đây NHNN đã yêu cầu các ngân hàng thương mại báo cáo tình hình lãi suất huy động và lãi suất cho vay định kỳ vào ngày 20 hàng tháng từ tháng 6/2016.

Tuy nhiên các chuyên gia dự báo lãi suất huy động đang có dấu hiệu tăng ở tất cả các tổ chức tín dụng và ở tất cả các kỳ hạn khiến việc duy trì ổn định mức lãi suất vay như năm 2015 còn khó khăn, chứ chưa nói tới việc giảm. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chưa kể, tình trạng ngân hàng thừa vốn và nghẽn đầu ra đang trở nên phố biến mặc dù thanh khoản của hệ thống đang dồi dào.

Theo chia sẻ của một số nhân viên tín dụng ngân hàng cho biết họ đang “đỏ mắt” tìm khách hàng, tìm thấy được khách đã mừng nhưng muốn cho vay được lại tùy thuộc vào việc doanh nghiệp có đáp ứng được điều kiện tín dụng, có tài sản đảm bảo,.. hay không?

Như vậy, giảm lãi suất là nhiệm vụ không dễ dàng của NHNN! Lãi suất đang trở thành bài toán nhức đầu nhất khiến NHNN phải cân đo thận trọng hiện nay.

Link nguồn: http://cafef.vn/lai-suat-huy-dong-bat-tang-tro-lai-20160620112639116.chn

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Lãi suất huy động bật tăng trở lại

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc