Xiêu lòng trước ý chí của cô gái chuyển giới, 'bà ngoại U60' đưa tay giúp đỡ |
Viết bởi Nam Anh |
Thứ sáu, 06/09/2019, 14:27 GMT+7 |
Với dự án Be Home, Lê Tiểu Luân – Cựu CEO và Chủ tịch hội đồng thành viên Be Home muốn chứng minh rằng người chuyển giới cũng có thể thành công.
Giới thiệu trước nhà đầu tư, Lê Tiểu Xuân cho hay mô hình kinh doanh của Be Home là cung cấp chuỗi khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ tại Phú Quốc. Bắt đầu dự án từ tháng 5/2016, hiện Be Home đã phát triển 5 cơ sở. Doanh thu năm 2018 đạt 4,9 tỷ đồng, lợi nhuận 7,5%. Nếu kêu gọi thành công 5 tỷ cho 10% cổ phần từ các Sharks, con số lợi nhuận có thể tăng lên từ 25 - 27%, dự kiến doanh thu năm 2019 đạt 27 tỷ. Chia sẻ lộ trình sử dụng vốn, nhà sáng lập Be Home sẽ dùng 4 tỷ đồng để mở rộng 25 cơ sở trong 2 tỉnh thành tiếp theo, 1 tỷ đồng còn lại để xây dựng quy trình quản lý. Nhà sáng lập muốn thay đổi bộ mặt trong ngành du lịch Việt Nam, mỗi nơi Be Home đi tới việc trao đổi văn hóa sẽ được nhân rộng, giúp người nước ngoài hiểu hơn về Việt Nam. Nhiệt huyết với dự án của mình, Lê Tiểu Xuân cũng chia sẻ thật với các Shark về khó khăn mà Be Home đang vướng phải là tranh chấp hợp đồng kinh tế với bên cho thuê. Và nhà sáng lập đang có ý định rút lui khỏi ban điều hành để thực hiện ước mơ chuyển giới của mình. Là người đưa ra lời từ chối đầu tư, tuy nhiên dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản, Shark Hưng vẫn cho startup lời khuyên: “Nếu em là công ty managestment giống các công ty quản lý khách sạn chỉ quản lý, vận hành, tiếp thị, khai thác và ăn chia lợi nhuận với host. Còn cái này em thuê rồi cho thuê lại thì có hai rủi ro, nếu không cho thuê được thì vẫn phải trả tiền thuê, mà cho thuê được thì chủ nhà phải cắt hợp đồng với em. Thường hợp đồng khách sạn người ta kí 10 năm, trong 10 năm đó nếu hủy trước hợp đồng phải đền một mức rất kinh khủng. Vì người ta còn phải đào tạo, huấn luyện nhân viên… Định vị lại em là công ty chuyên về managestment, nếu không em phải là host hoặc Co-host thật sự. Nếu em chuyển mô hình đó thì chúng ta có thể làm đối tác của nhau trong tương lai”. Quý mến tính cách và nghị lực của Lê Tiểu Xuân tuy nhiên nhận định startup đang sụt giảm doanh thu nhưng lại định giá doanh nghiệp 50 tỷ là vô lý, các Shark Nguyễn Hòa Bình, Nguyễn Thanh Việt, Nguyễn Mạnh Dũng lần lượt rút lui. Tuy nhiên, “cá mập công nghệ” vẫn cam kết sẽ dùng hệ sinh thái của mình để hỗ trợ startup. Bàn thương thuyết chỉ còn một mình Shark Liên “đơn thân độc mã” đưa ra lời đề nghị 5 tỷ cho 35%, “bà ngoại U60” nói: “Khi bạn bước ra đây tôi không nghĩ bạn là người chuyển giới. Tôi rất quý mến cộng đồng LGBT, tôi biết các bạn cũng chịu rất nhiều thiệt thòi. Tôi đề nghị đầu tư với mục đích của tôi là muốn hỗ trợ bạn và cộng đồng của bạn. Điều kiện tiên quyết là bạn phải ở lại công ty”. Cho rằng con số 35% sẽ khiến đội ngũ mất đi động lực làm việc, nhà sáng lập Be Home xin thương lượng lại ở mức 30%. Yêu cầu này nhanh chóng đạt được sự đồng thuận từ Shark Đỗ Liên, nhà sáng lập Ứng dụng bảo hiểm công nghệ LIAN nói: “Tôi không chú trọng số % nhiều, tôi chỉ muốn vào để có tiếng nói giúp các bạn về những kinh nghiệm của mình. Điều kiện tiên quyết vẫn là bạn phải ở lại Be Home. Bạn làm con gái không có nghĩa là phải rời công ty. Nếu bạn rời khỏi công ty tôi sẽ ngưng lại ngay”. Cái bắt tay với Shark Liên mở ra một chương mới cho Be Home, giúp startup hồi sinh trở lại sau thời gian nguy cấp của mình. Đồng thời, nhà sáng lập của Be Home cũng đem lại nguồn cảm hứng vô tận dành cho các nhà khởi nghiệp trong cộng đồng LGBT. Clip full chương trình PV * Nội dung được thực hiện theo GPKD của Trường Sơn Media Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):
|