top-banner-2

Thứ hai, 04/07/2016, 15:07 GMT+7

Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch vùng ĐBSCL-TP.HCM

Viết bởi Mai Ngọc   
Thứ hai, 04/07/2016, 15:07 GMT+7

Hội nghị MDEC 2016 lần 9 tại Hậu Giang: cơ hội đẩy mạnh những lợi thế về du lịch, tiềm năng kinh tế nông nghiệp.

Ngày 1/7/ 2016, tại khách sạn REX, TP.HCM, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM tổ chức hội nghị “Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch vùng ĐBSCL-TP.HCM”. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa quan trọng trước thềm MDEC – Hậu Giang 2016.

hoi-nghi-xuc-tien-du-lich-vanhoadoanhnhan-3

Toàn cảnh Hội nghị Xúc tiến DT-TM-DL 2016

Ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh Uỷ Hậu Giang đã chia sẻ cụ thể trước thềm hội nghị về phát triển du lịch và tiềm năng kinh tế nông nghiệp:

Khi được Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ giao cho Hậu Giang nhiệm vụ tổ chức MDEC - Hậu Giang 2016, chúng tôi đắn đo công tác chuẩn bị sao cho tốt nhất trong điều kiện còn khá nhiều khó khăn, trong khi MDEC - Hậu Giang 2016 yêu cầu cao.

Chúng tôi nhận thức rằng hội nghị MDEC 2016 lần thứ 9 sẽ là một cơ hội đẩy mạnh những lợi thế về Du lịch, Tiềm năng kinh tế nông nghiệp, các cơ chế chính sách đặc thù, vùng đất và con người Hậu Giang,... để bè bạn gần xa trong nước và quốc tế có thông tin và hình ảnh để hiểu sâu sắc hơn về Hậu Giang, về ĐBSCL, từ đó thu hút các nhà đầu tư đến Hậu Giang ngày càng nhiều hơn. 

hoi-nghi-xuc-tien-du-lich-vanhoadoanhnhan-1

Ông Trần Công Chánh - Bí thư Tỉnh Uỷ Hậu Giang giải đáp về tiềm năng du lịch tại địa phương

Tại MDEC- Hậu Giang 2016, theo dự kiến, chúng tôi mong có khoảng 300-400 gian hàng, nhưng đến nay đã có tới 1.000 gian hàng đăng ký tham gia. Điều đó cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp dành cho Hậu Giang là rất lớn. Thông qua chương trình “Nghĩa tình Hậu Giang” chúng tôi muốn được tôn vinh các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân và bè bạn gần xa đã có nhiều đóng góp cho an sinh xã hội của Hậu Giang.

Về thúc đẩy kinh tế, trong 14 sự kiện diễn ra lần này, chúng tôi đặc biệt quan tâm tới 3 nội dung: hội nghị “ĐBSCL - chủ động hội nhập và phát triển bền vững”, hội thảo "Hỗ trợ và thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp theo chuỗi giá trị" và diễn đàn "Doanh nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long 2016" - đã nói lên được tâm huyết và mong muốn cũng như kỳ vọng của nhân dân vùng ĐBSCL là không chỉ phát triển mà phát triển bền vững. Hậu Giang đánh giá rất cao vai trò của doanh nghiệp đối với việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ rất lớn, chủ đề đặt ra rất lớn, Hậu Giang phải hành động thật chặt chẽ, quy chuẩn.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, nhất là khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương, cộng đồng kinh tế ASEAN cùng hàng loạt các hiệp định thương mại tự do,... thì qua diễn đàn MDEC - Hậu Giang 2016 này, Chúng tôi  xác định cụ thể là hội nhập chỗ nào, hội nhập ở đâu, hội nhập vì cái gì chứ không chỉ  hô hào hội nhập trong khi hàng hóa tiêu thụ chưa nhiều, xuất khẩu ì ạch, cá da trơn bị thoái giá,... đây là một bài toán khó nhưng chúng tôi quyết tâm tìm ra cách giải quyết. 

hoi-nghi-xuc-tien-du-lich-vanhoadoanhnhan-2

Tại Hội nghị Xúc tiến DT-TM-DL giữa ĐBSCL và TP HCM gian hàng Hậu Giang thu hút nhiều khách du lịch và người dân quan tâm

Là địa phương lần đầu tiên đăng cai tổ chức “Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long” (gọi tắt là MDEC), Hậu Giang đã có những bước chuẩn bị cụ thể nào để thu hút mạnh mẽ đội ngũ doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia?

Chúng tôi đã chuẩn bị các chương trình như tTổ chức Hội chợ, triển lãm (1000 gian hàng); tổ chức các hội nghị, hội thảo (theo chương trình tổng thể của Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và kế hoạch của Ban Tổ chức Diễn đàn); Xúc tiến đầu tư thương mại với thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Hội chợ lần này các địa phương ĐBSCL mang đến những sản phẩm đặc thù nào? Và có những hoạt động nào nhằm tăng cường liên kết giữa các địa phương trong vùng? 

Những sản phẩm đặc thù của Hội chợ lần này, bao gồm:

+ Các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của vùng: gạo, trái cây, thủy sản

+ Sản phẩm công nghiệp chế biến; đường, nước uống đóng chai, đồ hộp,..

+ Thiết bị điện tử, cơ khí, trang trí nội thất, dệt may, thủ công mỹ nghệ,…

Nói chung, sản phẩm trưng bày lần này là đa dạng, phong phú từ nông nghiệp cho đến công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Vì ngoài những doanh nghiệp trong nước, còn có thêm sự tham gia trưng bày sản phẩm của các viện, trường, tổng lãnh sự quán một số nước.

Và một số hoạt động tăng cường liên kết như

+ Xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư

+ Mở rộng quan hệ hợp tác phát triển

+ Giới thiệu quảng bá các sản phẩm, hàng hóa tiêu biểu.

+ Mở rộng thị trường,…

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng như hiện nay, nhất là khi VN tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), tham gia cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) cùng hàng loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, vấn đề nâng cao giá trị nông sản VN, đặc biệt là việc xây dựng thương hiệu cho nông sản xuất khẩu được Hậu Giang và các tỉnh ĐBSCL chú trọng như thế nào?

Thời gian qua, tỉnh rất chú trọng việc này. Đến nay, toàn tỉnh hiện có 10/10 nông sản chủ lực của tỉnh được chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa nông sản, gồm: Bưởi năm roi Phú Thành Hậu Giang; Cam sành Ngã Bảy; Chanh không hạt Hậu Giang; Lúa Hậu Giang 2; Cá rô Hậu Giang; Quýt đường Long Trị; Cá thát lát Hậu Giang; Khóm Cầu đúc Hậu Giang; Xoài cát Hậu Giang; Cam xoàn Phụng Hiệp. Trong đó, 03 nông sản (cam sành, khóm và cá thát lát) đã phát triển thành thương hiệu khá nổi tiếng.

Theo Tạp chí Văn hóa doanh nhân


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch vùng ĐBSCL-TP.HCM

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc