top-banner-2

Thứ bảy, 03/10/2015, 12:08 GMT+7

Những nỗi vất vả không tưởng đằng sau ‘Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh’

Viết bởi An An   
Thứ bảy, 03/10/2015, 12:08 GMT+7

Sau khi chính thức ra mắt khán giả Việt, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã nhận được nhiều phản hồi rất tích cực. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đằng sau những thước phim đẹp mê ly là bao nỗi vất vả của đoàn làm phim.

1-toi-da-thay-hoa-vang-tren-co-xanh-vat-va-van-hoa-doanh-nhan

“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” là bộ phim điện ảnh dựa trên truyện dài cùng tên của nhà văn nổi tiếng Nguyễn Nhật Ánh kể về một chuỗi sự kiện nhẹ nhàng mà cũng kịch tính trong cuộc sống của những đứa trẻ ở một vùng quê nghèo.

Ra mắt vào ngày 2/10, bộ phim đã trở thành một đề tài nóng trên mạng với đủ những lời khen chê. Dù vậy, tuyệt nhiên ai cũng đồng ý hình ảnh của bộ phim đều rất chất và đẹp mắt, mang đúng tinh thần của đời thực lẫn nguyên tác. Để làm ra những khung hình mỹ miều và mơ mộng đó, đoàn làm phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” đã phải vượt qua rất nhiều nỗi nhọc nhằn.
 

Khâu tuyển chọn ác liệt

Diễn xuất của ba nhân vật chính trong “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” được khá nhiều khán giả khen ngợi vì lối diễn cảm xúc và tự nhiên. Tuy vậy, sự thực thì cả ba đều còn rất nhỏ và thiếu kinh nghiệm trong diễn xuất. Trong ba nhóc, Thịnh Vinh (Vai Thiều) là lớn nhất cũng mới 15 tuổi. Trọng Khang (Vai Tường) 10 tuổi còn Thanh Mỹ (vai Mận) thì mới lên 9. Mỹ là người có kinh nghiệm “khá khẩm” hơn so với hai bạn diễn còn lại.
 

 

 

Để chọn ra được dàn diễn viên nhí này, đạo diễn Victor đã phải lọc qua hàng trăm bức ảnh được gửi tới. Sau đó 50 cô cậu bé được chọn đã phải tham gia quá trình đóng thử dài 3 ngày trời căng thẳng để tìm ra ba quán quân cuối cùng. Vinh, Khang và Mỹ đã là những lựa chọn hợp lý với nhiều người xem. Chính đạo diễn Victor Vũ đã phải khẳng định: "Các em chính là linh hồn, là những thiên thần nhỏ của Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh".
 

Quá trình quay vất vả
Sau những khung cảnh đồng quê mê hồn, hùng vĩ là hàng chục ngày quay phim khó nhọc của cả đoàn làm phim tại Phú Yên. Sự thiếu thốn cơ sở vật chất cùng với bối cảnh thiên nhiên khắc nghiệt đã gây khó cho không ít thành viên trong đoàn. Dù vậy, khổ sở nhất vẫn là các cô cậu nhóc. Lịch quay dày đặc khi mới chập chững bước vào nghiệp diễn cũng khiến các em phải mất một thời gian mới thích nghi được.

Lần đầu tiên, ba đứa trẻ thành thị được trải nghiệm mưa lũ, bùn đất và cuộc sống thiếu thốn đủ đường ở vùng quê. Những cảnh bùn đất, đánh lộn, mò ốc, dầm mưa, sờ cóc... đều là những cơn ác mộng với trẻ thành phố. Vậy mà ba nhóc đều phải vượt qua. Sau khi đóng phim, có lẽ Vinh, Khang và Mỹ đã hiểu thêm nhiều về cái đói, cái nghèo, về khung cảnh làng quê thân thương Việt.

Hơn nữa, các nhân vật của Vinh, Khang và Mỹ đều là những vai khó. Dù ít kinh nghiệm, các cô cậu bé đã phải cố gắng nhiều để lột tả những tâm lý phức tạp như: rung động đầu đời, sự đố kỵ, tình thương, cảm giác thiếu ăn, khổ cực... Có lẽ, chính sự hồn nhiên và những cảm xúc thuần khiết vốn sẵn có trong mọi đứa trẻ nào đã giúp các cô cậu nhóc xuất sắc hóa thân vào vai diễn.

Chuyện “đời tư”
Đi diễn không có nghĩa là được thoải mái nghỉ học. Ba diễn viên nhí đều trong độ tuổi đến trường nên đoàn làm phim đã phải suy tính làm thế nào giảm thiểu tối đa sự “thiếu học” của các em. Chính vì thế nên thời điểm ghi hình được ấn định vào khoảng thời gian các em học “nhàn” nhất. Ngoài ra, để tránh gián đoạn việc học của Vinh, Khang và Mỹ, các thành viên trong đoàn luôn tranh thủ dạy học cho các em.

Trường quay đã không chỉ là nơi để diễn mà còn là một trường học di động. Có lẽ người khổ nhất trong vấn đề này là Vinh, khi cậu đang chuẩn bị thi tốt nghiệp cuối cấp. Đạo diễn Victor Vũ đã phải vừa chỉ đạo việc diễn lẫn hướng dẫn cậu nhóc học hành.

Cảnh khóc để đời
“Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” có khá nhiều cảnh khóc. Cả ba nhân vật chính đều không thể tránh việc diễn khóc thật. Mận khóc khi nhà cháy, tạm biệt làng quê lên thành phố còn Tường khóc vì đau hay khi con cóc cưng bị mất. Trong cả ba, Vinh là người đã phải khóc nhiều nhất.

Nhiều kinh nghiệm hơn, cô bé Thanh Mỹ chỉ cần một lần là thỏa mãn vị đạo diễn tài năng nhưng khắt khe. Trọng Khang thì cũng không mấy khó khăn vì đã cảm được cái tình của nhân vật từ lúc đọc truyện. Chỉ riêng Thịnh Vinh là có vẻ gặp trở ngại trong những cảnh quay này.

"Con không thích khóc nên thực sự con rất sợ đóng những cảnh khóc. Mỗi lần đóng các cảnh này con bị áp lực rất lớn. Ngay khi những hình ảnh của trailer được công bố, mọi người rất thích cảnh con chạy trong mưa. Đó cũng là một cảnh mà con không chỉ phải khóc mà còn phải chạy trong mưa tầm tã”, cậu nhóc chia sẻ. Thấy Vinh phải dầm lâu trong mưa để quay phim, ai trong đoàn cũng phải lo cho cậu bé có thân hình mảnh khảnh.

Nhờ cố gắng, những cảnh Thiều khóc vì thương em, vì cảm thấy tội lỗi... đều được khắc họa rất chân thật. Ngoài ra, cảnh cậu nhóc khóc và chạy trong mưa chính là một trong những cảnh quay đẹp mắt nhất phim và được nhiều khán giả yêu thích.

 Tóm lại, cũng như phần lớn các bộ phim khác, “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” cũng có những nỗi niềm khổ sở nơi hậu cảnh. Không chỉ các các diễn viên chính mà cả những người đứng đằng sau ống kính cũng đã vất vả không kém. Và cũng nhờ những cố gắng vượt khó đó, bộ phim mới có thể trở thành một tác phẩm rất đáng tự hào của nền điện ảnh Việt Nam.

Theo Depplus.vn


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Những nỗi vất vả không tưởng đằng sau ‘Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh’

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien

dai-lam-moc