top-banner-2

Thứ ba, 30/07/2019, 09:54 GMT+7

Ra mắt sách '100 năm quần vợt Việt Nam - Một thời vàng son, một thời trăn trở'

Thứ ba, 30/07/2019, 09:54 GMT+7

Dưới sự điều phối của nhà báo Huỳnh Sang, các độc giả đã có buổi giao lưu sôi nổi với hai tác giả Đặng Hoàng – Đinh Hiệp xoay quanh bộ môn Quần vợt.

Mở đầu buổi giao lưu, tác giả Đặng Hoàng chia sẻ rằng ông và nhà báo Đinh Hiệp đã suy tính viết một cuốn sách về Lý Hoàng Nam – tay vợt tennis số 1 Việt Nam, sau đó sẽ viết liên đới về con đường chuyên nghiệp của các tay vợt thế giới. Nhưng sau khi bàn bạc, hai tác giả đã quyết định viết về lịch sử Quần vợt Việt nam từ năm 1920 cho đến bây giờ - cột mốc tròn 100 năm Quần vợt nước nhà.

giao-luu-ra-mat-100-nam-quan-vot-vn-1

Lý giải cho tựa sách mà nhiều độc giả rất thắc mắc, tại sao lại là “một thời vàng son, một thời trăn trở”? Chủ biên Đặng Hoàng giải thích: “Từ năm 1920 đến 1975 là giai đoạn đầu, có thể nói là giai đoạn vàng son nhất của Quần vợt Việt Nam. Sau 1975 đến bây giờ thì môn thể thao này chưa đạt được những thành tích quốc tế như trước năm 1975. Tuy nhiên phong trào Quần vợt của chúng ta đã phát triển rất rộng khắp”.

Đồng tác giả của cuốn sách là nhà báo Đinh Hiệp cũng đã nói về sứ mệnh của cuốn sách “100 năm Quần vợt Việt Nam – Một thời vàng son, một thời trăn trở” là đem đến cho độc giả sự đồng cảm. Bởi vì ở Việt Nam sách thể thao rất ít, và Quần vợt hầu như không có, nếu có chăng chỉ là những cuốn sách dịch dạy về kỹ thuật Quần vợt. Vì vậy quyển sách này không nói nhiều về tương lai của Quần vợt Việt Nam mà tập trung vào việc kể về trải nghiệm, những nhọc nhằn, hành trình khắc nghiệt của các vận động viên chuyên nghiệp cũng như nghiệp dư. Đinh Hiệp cũng nói lên một thông điệp đầy ý nghĩa của bộ môn Quần vợt, đó chính là “Chiến thắng chính mình quan trọng hơn đối thủ.”

giao-luu-ra-mat-100-nam-quan-vot-vn-4

Cũng trong buổi giao lưu, có rất nhiều câu hỏi thú vị của khán giả cho tác giả. Trả lời cho câu hỏi tại sao vị trí, thứ hạng của Quần vợt Việt Nam trên bản đồ thế giới không cao? Nhà báo Đặng Hoàng nói ra suy nghĩ rất thật: “Các tay vợt Việt Nam thường thi đấu trong đơn độc, trong khi các VĐV của Trung Quốc và Nhật Bản một lần đi thi đấu quốc tế họ kéo theo cả chục người. Giá trị thương mại Quần vợt của Việt Nam không có. Trách nhiệm này không phải thuộc về riêng ai. Bản thân vận động viên có năng khiếu, chăm chỉ, gia đình đầu tư, nhưng truyền thông không nói thì sao doanh nghiệp dám bỏ ra hỗ trợ. Việt Nam nên có những chương trình quốc gia cho các tay vợt top 300, như vậy chỉ cần kêu 30 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp 1 tỷ, thì 30 tỷ đó có thể đầu tư cho vận động viên Quần vợt.”

giao-luu-ra-mat-100-nam-quan-vot-vn-2

Ngoài ra, Đặng Hoàng – Đinh Hiệp đã không ngần ngại chia sẻ những vướng mắc của khán giả xoay quanh Quần vợt Việt Nam như các thông điệp chính và quan trọng mà tác giả muốn gửi đến, làm sao để có kinh phí cho Quần vợt, giải pháp nào cho bộ môn thể thao này, những tư liệu mà tác giả có được trong sách thu thập từ đâu? Các câu hỏi lần lượt được hai nhà báo giải đáp một cách hết sức thuyết phục.

Kết thúc sự kiện, Tổng biên tập Saigon Books – chị Dương Ngọc Hân phát biểu: “Nếu xã hội chúng ta không có sự quan tâm, thì các vị lãnh đạo cũng sẽ mãi mãi không quan tâm. Chúng ta phải tự vận động trước, mà sự đi đầu đó chính là những người làm truyền thông, để xã hội có cái nhìn tích cực, đồng thời khích lệ, lôi kéo lãnh đạo chúng ta để tâm, đầu tư hơn đến Quần vợt Việt Nam.”

giao-luu-ra-mat-100-nam-quan-vot-vn-3

Sách được phát hành Gian hàng sách Saigon Books, đường sách Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh và các nhà sách trên toàn quốc.

Mai Ngọc

* Nội dung được Trường Sơn Media thực hiện theo GPKD


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

Xem thêm các bài viết cùng chủ đề với bài viết (phía trên):

Ra mắt sách '100 năm quần vợt Việt Nam - Một thời vàng son, một thời trăn trở'

 

kndn1

bhql2024

hoa-moc-thien-2

tieng-hat-viet-toan-cau-2

hoa-moc-thien

dai-lam-moc